Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/405

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
406
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

Đó là cách chơi hoang đàng chẳng có lý thú gì, chỉ tổ hại của mà thôi.

Còn về phần ả đào là bọn đem thanh sắc mà bán cuộc vui cười cho người, cái thói đưa đà, cái giọng ỏn ẻn, cái tình khi mặn khi nhạt, chẳng qua đều vì đồng tiền, đó là một cái lối riêng của nhà nghề, chẳng nên trách làm chi bọn ấy.


XLV.— HÁT TUỒNG

Hát tuồng tức là nhạc võ và là một cách tiêu khiển cho người ta. Cổ giả dùng những sự tích đế vương diễn ra làm tuồng, là có ý kỷ niệm cái công đức trị dân phá giặc của người xưa, để làm gương cho các vua đời sau; và lại tả hết các tính, tình kẻ trung người nịnh, để làm gương cho thiên hạ, vậy thì hát tuồng là một bức tranh truyền thần của tiền nhân và là một bài luân lý dạy bằng sự thực nữa.

Nước ta cũng theo tục ấy mà đặt ra các bài tuồng. Nhất là hay diễn theo sự tích Tam quốc, Sơn hậu, Chinh đông, Chinh tây, Bình nam, Tảo bắc, Phản đường, Thuyết nhạc, v.v...

Con hát phải luyện tập lắm mới giỏi. Phải biết hát đủ giọng, phải biết bộ tịch nhảy múa, đóng vai nào phải y hệt cái thần tình vai ấy mới là khéo.

Hát phải có nhạc, nào kèn nào trống, nào mõ, nào thanh la để đỡ giọng hát và điểm vào những nơi nhạt