Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
48
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rồi về nhà cũng làm cỗ cúng gia-tiên.

4.— Tết Đoan ngọ. Mồng năm tháng năm, gọi là Tết Đoan ngọ, hay là Đoan-dương.

Tết này ta hay lấy lá móng nhuộm các đầu ngón tay, ngón chân cho trẻ, mà trừ ra ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Sáng sớm hôm ấy, ăn rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, đào, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn, hoặc hồng hoàng, gọi là giết sâu bọ. Tàẻ con ăn xong, thì bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho con trẻ. Bùa chỉ kết bằng chỉ ngũ sắc, và lấy những mụn lụa, mụn the kết hoa sen, quả đào, quả khế, quả ớt, v.v... Lại may áo lụa đem đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý để trừ tà ma cho khỏi quấy.

Giữa buổi trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia-tiên, rồi đi hái lá mồng năm, bất cứ lá gì cũng hái, mà nhất là hay hái lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối, v.v... Đem về ủ rồi phơi cho khô, về sau đem nấu uống, cho rằng uống thế thì lành.

Tục hái lá do tự điển Lưu-Thần, Nguyễn-Triệu đời nhà Tấn. Hôm mồng năm hai gã vào núi Thiên thai hái thuốc gặp tiên, bởi thế thành tục.

Lại nhiều người đi lấy lá ngải cứu, tùy năm nào thì kết hình con thú năm ấy (theo mười hai tiểu hình), như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu thì kết con trâu,