Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/54

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC TRONG GIA-TỘC
55
 

mã, vàng hương cho nhiều chẳng qua chỉ tổ tốn tiền. Thưởng trăng thu cũng là một cách vui, bầy cỗ thi tài thì khí nhỏ mọn quá. Tiễn vua bếp đã là một chuyện hão huyền, mua cá làm ngựa mới lại nực cười thay!

Vả lại tục ta ăn Tết, không có ý vị gì là cao xa. Xem như tục Âu-Châu, trong một năm cũng có Tết nầy Tết nọ, nhưng trừ ra một ngày đầu năm, thì là những ngày kỷ niệm chung của xã hội. Như ngày mười bốn Juillet là một ngày mới kéo lại dân quyền, ngày ấy mới đích đáng là ngày ăn Tết. Hoặc ngày sinh nhật của một Giáo tổ, cũng nên kỷ niệm để cho nhớ đến gốc đạo của mình. Vậy thì sự hội hè Tết nhứt của Âu-Châu là để ghi nhớ lấy sự hay, và làm cho quốc dân phấn khởi tinh-thần, chớ không phải một vị ăn chơi mà thôi. Mà ăn thì có phiền văn gì đâu, ngày Tết đầu năm chẳng qua anh em đưa cái « carte visite » thăm nhau là cùng, nghỉ một ngày làm việc, cũng như ngày chủ nhật mà thôi.

Còn ngày kỷ niệm tháng bảy thì treo đèn kéo cờ, ăn mừng một vài hôm, rồi lại ai công việc gì chăm công việc ấy, chớ không lôi thôi như ta, ăn chơi đến hàng tháng, vừa tốn tiền lại vừa phí cả thì giờ.

Ta từ xưa đến giờ, há lại không có một việc gì đáng cho dân ta kỷ niệm chung hay sao? Sao không nhớ lấy mà ăn Tết, mà lại nhớ đến Giới-Tử-Thôi, Khuất-Nguyên bên Tàu! Dẫu chẳng nhớ gì người Tàu nữa, nhưng theo tục riêng của người ta mà dùng làm ngày cúng gia-tiên nhà mình, thì cúng vô vị lắm.

Than ôi! ta lầm vì theo tục Tàu, lại lầm vì tin chuyện huyền hoặc của Tàu mà mỗi năm bỏ ra bao nhiêu tiền về hương về pháo, về vàng, về mã, thực là món tiền tiêu vô ích, phí của quá!