Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/56

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC TRONG GIA-TỘC
57
 

cũng có khi phải sêu hai ba năm mới được cưới. Nếu không sêu mà xin cưới thì là thiếu lễ, người ta chê cười, mà nhà gái không mấy người nghe.

Trao thơ, thách cưới.— Trước khi muốn cưới thì đôi bên nhà trai và nhà gái đều quang quẻ cả mới được nghĩa là người chủ hôn không có tang chế gì. Cưới thì nhà trai viết thư hỏi xem nhà gái ăn những lễ vật thế nào. Nhà gái muốn những thức gì thì viết thư trả lời nhà trai. Nhà trai liệu thể lo được thì mới chọn ngày lành tháng tốt, đính ước ngày cưới với nhà gái. Nếu nhà gái lấy lễ nặng quá thì nhà trai xin bớt đi ít nhiều. Nhà gái không nghe thì có khi lại hoãn việc lại. Mà nhà trai bất đắc dĩ phải lo thì có khi vì thế mà hai bên sui gia sinh ra oán ghét nhau.

Đồ thách cưới thì đại để: Bao nhiêu lợn gạo, hoặc ăn bò thì thách bò, bao nhiêu trà, bao nhiêu cau, bao nhiêu rượu, vòng, nhẫn, hoa, hột, quần áo, chăn màn, và kèm theo thêm bao nhiêu bạc v.v...

Tùy nơi thành thị, quê mùa, nhà giàu nhà nghèo, ăn nhiều ăn ít, nhưng đại khái cũng trong những khoản ấy.

Đám cưới.— Về vùng nhà quê, ở cùng hương thôn với nhau, cưới thường đi về đêm. Lúc đi, phải chọn giờ hoàng đạo mới đi, và phải có một người đàn ông dễ tính ra đón ngõ trước, khi ra thì reo ầm cả lên rằng gặp trai, để cho mọi việc được dễ dàng mau mắn. Trong đám cưới có một ông già (kén ông nào hiền lành, mà vợ chồng còn song toàn, lắm con nhiều cháu mới tốt) cầm một bó hương đi trước, rồi đến các người dẫn lễ,