Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/60

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC TRONG GIA-TỘC
61
 

Lại mặt.— Cưới được ba hôm, đến hôm thứ tư thì hai vợ chồng làm lễ chè xôi đem về nhà vợ lạy gia tiên, gọi là lễ lại mặt, chữ gọi là tứ hỉ.

Tục Mường.— Tục cưới về Mường, Mán rất nực cười. Khi cưới, nhà gái nấu một nồi nước bẩn thỉu, cả nhà khóc lóc, chờ khi họ hàng đưa dâu ra cửa thì lấy gạo muối ném theo và rẩy nước bẩn ấy, hễ ai chạy không mau thì bẩn cả quần áo.

*

* *

Tục cưới của ta, cũng là noi theo tục Tàu. Tàu có sáu lễ: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân-nghênh.

Có chữ rằng: « Lục lễ bất bị, trinh nữ bất hành » nghĩa là sáu lễ không đủ, thì người gái trinh không đi. Sáu lễ ấy đại khái như lễ giạm, lễ hỏi, lễ sêu, lễ cưới của ta, v.v...

Xét trong tục cưới xin của ta, có mấy điều trái với cách văn minh, nên đổi:

Một là lấy vợ lấy chồng sớm quá. Tục Âu-Châu trai, gái đúng tuổi khôn lớn, ít ra cũng mười tám, hai mươi tuổi trở lên mới dựng vợ gả chồng. Ta thì thường cho sự có con cháu sớm là nhà có phúc, cho nên lắm nhà con mới mười bốn, mười lăm tuổi, huyết khí chưa được sung túc, đã có vợ có chồng, thậm chí có đứa con gái hỉ mũi chưa sạch đã đi về làm dâu. Vì thế sinh con đẻ cái ra nhiều đứa còm cõi ngẳng nghiu, gây nên một giống nòi yếu ớt. Vả lại lúc tuổi trẻ, còn đang là tuổi học hành, tìm kế lập