Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/82

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
83
 

linh tích, thiên hạ khách khứa đến lễ bái đông, thí người thủ từ lại được hưởng nhiều lộc thánh.

*

* *

Xét về cái tục thờ Thành Hoàng này, từ đời Tam-quốc trở về vẫn đã có, nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi. Đến đời nhà Đường, Lý-đức-Dụ làm tướng, mới bắt đầu lập miếu Thành-Hoàng ở Thành đô, kế đến nhà Tống, nhà Minh thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ.

Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỉ thần đã thịnh hành rồi.

Nhưng cứ xét cái chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn đại xuyên, triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên ấy để làm chủ tể cho việc ấm ti một phương mà thôi. Kế sau triều đình tinh biểu những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. Từ đó dân gian lần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình. Làng nào có sẵn người anh hùng hào kiệt mất đi rồi thì thờ ngay người ấy, làng nào không có thì đi cầu lấy một vị thần linh khác rước về mà thờ. Hoặc nơi thì nhân việc mộng mị, việc bói khoa, việc tá khẩu, tin là sự linh dị mà thờ. Hoặc nơi thì vì một sự ngẫu nhiên, cho là một thiêng liêng mà xin duệ hiệu để thờ. Té ra làng nào cũng có đền, xã nào cũng có miếu. Đến cả những xã mới lập, trước hết cũng nghĩ ngay đến việc thờ thần.