Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/94

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
95
 

đĩa mía, một đĩa lạc luộc, một đĩa mứt, một đĩa trám, mơ, nhót, dừa v.v... Trong khi uống rượu, xã sở tại phải cử người mặc áo thụng ra mời mọc rất là cung kính, mà mời hạng người nào thì phải cử hạng người ấy, ví như mời hạng bô lão thì cử người bô lão, mời viên chức thì cử người viên chức, v.v... Ngồi giải tọa một lúc, reo hoan thanh ba lần (lần trước ba tiếng, lần thứ nhì sáu tiếng, lần thứ ba chín tiếng), rồi mới tan.

Các làng giao hiếu, thường hay câu nệ giữ lễ phép với nhau từng tí. Nếu hơi sai lệ một chút hay là sơ ý một điều gì thì hạch lạc nhau ngay, tức thì giận dỗi đứng dậy. Có khi xã nọ xã kia ganh tị nhau, mà sinh sự đánh nhau đến vỡ đầu sứt tai.

*

* *

Lễ nhập tịch này cũng đồng ý nghĩ với cách ăn Tết đầu năm, nghĩa là dân mình khó nhọc vất vả quanh năm, thì phải có một dịp ăn uống vui chơi cho giải trí. Vả lại khi xưa nước ta chưa có giao thiệp với ngoại quốc, chỉ có thông thương với nước Tàu ít nhiều mà thôi. Mà dân ta tính lại cầm kiệm, ăn, tiêu, không tốn bao nhiêu, ruộng nương thóc gạo thì nhiều, mà cũng không có cách nào cho vui chung. Vậy mới nhân cái tục sùng thượng quỉ thần, bày ra trò này trò nọ, nhưng rút lại chỉ để cầu vui mà thôi.

Tuy vậy mỗi thời một khác, ngày xưa làm nhiều, ăn tiêu ít, dư tiền dư thóc. Bây giờ đã mở mang, khắp hoàn cầu toàn là đường đất thông thương, nếu trí khôn ngoan kém đi chút nào là lợi quyền hao hụt đi chút nấy, mà cách ăn tiêu bây giờ lại tốn kém gấp trăm gấp mười khi trước. Người canh nông buôn bán, kiếm được đồng