Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.


CHƯƠNG THỨ NHẤT


Cuộc trị-an của đại-pháp bảo-hộ


Giả sử ta hỏi các cụ già rằng: khi xưa, các cụ đương buổi thiếu-niên, thì cuộc sinh-hoạt ở các làng nhà-quê là thế-nào? Các cụ tất hẳn sẽ tả-chân ra một cuộc sinh-hoạt không được yên-ổn, vui-thú như ngày nay.

Thuộc về cái buổi các cụ ngày xưa đó thì người ta khó lòng mà đi quan-sát các chợ ở cách xa làng nhà; dù có du-quan ở những nơi gần-gụi cũng rất là khó-khăn nguy-hiểm. Giặc cướp luôn luôn. Ngay ở trong các làng, dân-cư cũng không được yên-ổn. Việc tuần-phòng dù cẩn-mật thế nào, những quân trộm cướp cũng kéo lọt vào giữa các làng, mà cướp phá, cùng là bắt đàn bà, con gái đem đi.

Người nào có chút đỉnh tiền bạc thì phải giấu giếm, không dám cho ai trông thấy. Vì thế mà những nhà giầu phải giả làm nghèo-khó, áo quần thì làm ra nhem nhuốc, nhà ở thì rất là tồi tàn để cho thiên-hạ không biết là mình có của. Cái tệ này lại sinh ra cái tệ khác, là kẻ nào kiếm ăn khá giả, có tiền thừa, chỉ những đem vung phá, tiệc đám cho hết đi, không bao giờ có tiền để giành cả.

Mùa màng thì bán rất khó khăn; những đồ dùng thuộc về các nghề mọn trong nước cũng vậy, không thể nào bán được chạy. Bởi thế không ai muốn làm lụng quá cái trình-độ sự nhu-yếu của mình, thành ra cái tệ lười-biếng; thường trong nước hay gặp những cơn đói kém thì khó lòng mà vận tải được những sản-vật nơi xa đến mà dùng. Người bản-xứ sở dĩ ăn uống kham khổ là vì thế; thậm chí ngày nay phần nhiều người An-nam trông rất là yếu còm. Vả lại các bệnh thời-khí thì phát-hiện luôn luôn ở trong nước, những kẻ mắc phải bệnh phong, những người mù lòa khi xưa nhiều gấp mấy mươi bây giờ.

Ngày nay, khắp trong nước đều vui lòng mà làm lụng; thóc gạo mà dư-dật thì lại bán được rất lợi, xứ Bắc-kỳ xuất-cảng gạo và bắp đi ra các nước rất xa xôi. Những đồ thường dùng xuất-sản ở các làng, đem ra các tỉnh-thành thì người ngoại-quốc và những người hào-phú bản-xứ đều mua nhiều lắm, vả lại có nhiều thứ hàng tải đi bán ở xứ Nam-kỳ.

Người buôn bán được nhiều tiền thì đem tậu ruộng, làm nhà gạch