Bước tới nội dung

Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/60

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
64
 


đứa con mới tới kỳ khôn lớn. Những người biết lo xa thì mỗi lần sinh đứa con, lại nên giồng bón một gốc cây. Trong cái thời-kỳ đứa bé còn thơ ấu thì người cha tự phải săn sóc, bón xới cái gốc cây. Đứa bé dần dần khôn lớn thì kế nghiệp cha mà vun sới những gốc cây đồng-thời của nó, tức là những gốc cây mà nó được hưởng phần lợi. Đến ngày nó đã trưởng-thành, ngoài hai mươi tuổi rồi, có gia-thất riêng thì cứ việc hạ cây lấy gỗ làm nhà mà ở, khi bấy giờ cây nào cũng trở nên một thứ gỗ rất tốt đẹp, đáng giá tới năm hay sáu chục đồng bạc.

Trong rừng có rất nhiều các thứ sản-vật. Thuộc về những rừng mà có người đã khai-phá và tu-bổ thì các thứ sản-vật lại càng rất nhiều, mà thức nào thức ấy cũng dễ lấy đi được. Như là củ nâu, cánh kiến, giã-hương, cây cậy, cây mây, v. v.

Rừng là một kho vô-tận của một nước. Đường thực-tế mà càng phát đạt thì các thứ gỗ lại càng thêm giá-trị. Như là phải cần dùng gỗ để lát ngang đường xe-lửa, để lát cầu, làm xà nhà, cùng là để làm sân những nhà lịch-sự hơn ngày xưa; gỗ lại để đóng các món đồ dùng, để đóng thuyền, đóng xe, v. v.

Vậy cuộc khai-phá rừng thì phải có thứ-tự. Mỗi lần hạ một cây gỗ thì lập tức phải cấy ngay hai gốc cây khác. Nhà nước, chỉ vì cái lý-thuyết đó mà khích-khuyến các miền nhà-quê về việc cấy rừng. Sở Kiểm-lâm thì vừa phát cho dân nhà-quê những hạt giống các thức cây, lại phát tiền thưởng nữa. Ở các nhà tràng, thầy giáo cũng phát hạt giống cho các học-trò! Cậu nào mà gây cho hạt giống nở ra cây thì đều được thưởng. Những làng có công cấy rừng thì về sau là chủ-quyền những rừng ấy, chỉ trong ít lâu thì được hưởng-thụ các phần lợi một cách rất lâu dài. Về phần nhiều, cái công lao bố mẹ thì con cái được hưởng phần lợi-tức, vậy người thiếu-niên thì rất nên kính-mến các cụ thuộc về những bậc tiền-bối, lại rất nên kính-mến những bậc tổ-phụ đã quá cố vậy.