CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN
Những dân miền thượng-du
Dân-cư xứ Bắc-kỳ, phần nhiều là người An-nam, ở tại miền trung-châu cùng là những miền thuộc về hạ-lưu các dòng sông. Dân số là sáu triệu mà sinh-tồn trong một cái chu-vi 13.000 ki-lo-mét vuông. Cái chu-vi lớn hơn, thuộc về địa-giới xứ Bắc-kỳ là hơn 90.000 ki-lo-mét vuông thì toàn là rừng với núi; dân thượng-du là Mường, Thổ, Thái và Mán thì sinh-tồn trong những thung-lũng nhỏ hẹp. Đó là những dân-tộc về những dòng chính các thổ-dân miền thượng-du, và nhiều dân-tộc khác nữa. Những dân này thì về dáng điệu, về tiếng nói về phong-tục, mỗi dòng mỗi khác. Quan đại-tá Bonifacy và quan thiếu-tá Dussault là những người Đại-pháp rất am thuộc các thổ-dân ở miền thượng-du, vốn đã xuất-bản những quyển sách có in hình-ảnh rất kỳ khôi về những dân ấy.
Xưa kia không có cách vận-tải lại không có đường thông-đồng, cho nên những thổ-dân miền thượng-du không được dự phần tiến-hành xứ Bắc-kỳ này. Dân trung-du không năng đi lại cõi thượng-du, vẫn dùng người khách làm môi-giới trong cuộc mậu-dịch của các miền trung-du với cõi thượng-du.
Những thổ-dân cõi thượng-du tuy là rất ít, song địa-hạt thì rộng lớn; địa-lợi và thổ-sản thực là nhiều; bởi vậy những thổ-dân ấy cũng có một phần lớn về cái trình-độ thịnh vượng của toàn cõi xứ Bắc-kỳ ngày nay.
Ít lâu nay, nhà nước Bảo-hộ làm ra nhiều con đường thông với nhiều xứ ở cõi thượng-du. Ngày nay mà đi lên Cao-bằng qua miền Lạng-sơn, Na-cham và Thất-khê thì dễ dàng lắm, chẳng bao lâu thì có đường thông suốt Bắc-kạn, đi qua Thái-nguyên. Cao-bằng là một hạt phì-nhiêu chi địa, bởi vậy ít lâu nay có nhiều người trung-du tới bản-hạt để sinh nghiệp. Bắc-kạn cũng là một hạt rất quan trọng, vừa là một nơi thắng-cảnh, lại là một miền có lắm mỏ. Hiện nay có thể đi ô-tô khắp trong bản-hạt. Những người buôn-bán miền hạ-du mà năng đi lại hạt