CHƯƠNG THỨ HAI
Quốc dân ngày một thêm sung túc
Sự giàu sang không phải là cái hiện-trạng mà cũng không phải là cái căn-nguyên tối-yếu của sự văn-minh đâu. Chân văn-minh là do phong-hóa, do tâm-lý và do tinh-thần! Một dân nghèo cũng có thể là một dân rất văn-minh; mà một dân cự phú có khi cũng vì sự giầu lại sinh ra tệ lậu. Vì thế người bản-xứ không phải là chỉ hi-vọng Đại-Pháp những sự tiến-bộ riêng về vật-chất mà thôi đâu.
Thế nhưng sự tiến-bộ về đường tinh-thần là gồm chung cả quốc-dân mới được, chứ không phải là riêng về một số ít người đâu. Nhưng phải biết rằng: quốc-dân mà được sung túc thì về đường tinh-thần mới có cơ tiến-bộ được. Người ta mà quá ư nghèo khổ thì tất sinh ra trộm cướp, lười biếng, tức là cái trứng bệnh nó sinh ra những điều tệ-lậu khác. Nói tóm lại thì người ta mà nghèo khổ, tất là không làm được điều thiện. Người ta dù nghèo khổ đến đâu, cũng phải ăn uống no đủ thì sức vóc mới mạnh khỏe. Nhà ở thì phải rộng rãi, sạch sẽ, khi rét thì có áo cho đủ ấm, khi bức thì có áo che để không đến nỗi phơi nắng. Thế mà ngày nay, biết bao nhiêu làng, vẫn còn hàng nghìn, hàng vạn người yếu đuối, không có khí-lực để lao-động là vì ăn uống kham khổ. Lại biết bao nhiêu những kẻ mù loà, cùng những người mắc bệnh phong; nói tóm lại thì dân ta, về phần nhiều, y phục rất là sơ sài.
Thường ta trông thấy biết bao túp nhà lá nhỏ hẹp tồi tàn. Tuy vậy cũng đã nghiệm thấy cuộc hoán-cải rất lớn lao! Như là khắp xứ Bắc-kỳ này, ở những làng nhớn, gần ở nơi thành-thị, đã thấy làm nhiều nhà bằng gạch, lợp ngói, có cửa kính cửa chớp. Những người giầu thì ở những nhà như là những nhà của người tây, trong nhà bầy toàn những đồ dùng rất tiện-lợi; những người đi làm công tầm thường, mà sự sinh-hoạt cũng sung túc như người giầu đời xưa. Về phần nhiều thì có áo quần để thay đổi, như mùa rét thì có áo ấm; lắm người vận đồ tơ lụa; mùa đông thì nào đồ dạ, đồ nỉ. Ở các làng thì ban đêm thắp toàn bằng đèn dầu hoả, kẻ thì làm, người thì chơi ở sung quanh ngọn đèn sáng sủa. Những nơi thành-thị đều thắp bằng