Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhân sự kiện 20 năm NATO xâm lược Nam Tư
Ngày 24 tháng 3 năm 1999 NATO bắt đầu ném bom Nam Tư, kéo dài trong 78 ngày. Lần đầu tiên sau Thế chiến II, sự xâm lược đã được thực hiện chống quốc gia châu Âu độc lập, có chủ quyền, một thành viên tích cực trong Liên minh chống Hitler, một trong những sáng lập viên của Liên Hợp Quốc và hệ thống an ninh quốc tế sau chiến tranh. Liên minh không có bất kỳ căn cứ chính đáng nào cho các hành động như vậy, trước hết là ủy thác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hành động xâm lược này đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, Định ước cuối cùng Helsinki, cũng như các nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia thành viên của khối. Các hành động của Liên minh mâu thuẫn ngay cả với Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949, trong đó các nước NATO cam kết không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh và công lý quốc tế, đồng thời kiềm chế việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nếu nó mâu thuẫn với các mục tiêu của Liên hợp quốc. Khi đó đã là lúc bắt đầu thay thế luật quốc tế bằng "trật tự" dựa trên các quy tắc độc đoán nào đó, hay đúng hơn, vào lẽ phải của kẻ mạnh.
Trong các vụ đánh bom dã man, được gọi một cách cay độc và đáng hổ thẹn là "sự can thiệp nhân đạo vì hạnh phúc", khoảng 2 nghìn thường dân, trong đó có ít nhất 89 trẻ em đã thiệt mạng. Hơn nữa, trong số các nạn nhân có không ít người Albania gốc Kosovo, được NATO "cứu sống". Hàng ngàn công trình dân sự và hàng chục thành phố đã bị phá hủy. Do sử dụng đạn có uranium được làm nghèo, đất và nước ở nhiều khu vực bị ô nhiễm, dẫn đến sự gia tăng đáng kể bệnh ung thư.
Dưới cái cớ tuyên truyền ngăn chặn “thảm họa nhân đạo” hình như đã xuất hiện, vùng tự trị Kosovo bị đẩy ra khỏi đất nước. Trên thực tế, chính NATO đã trở thành chất xúc tác cho thảm kịch thực sự của con người, là bức bình phong che chắn cho việc thanh lọc sắc tộc chống người Serb, buộc hơn 200.000 người không phải người Albania phải rời khỏi nơi cư trú. Hàng chục ngàn công trình thuộc tài sản của họ đến nay vẫn bị Pristina và Kosovo Albani chiếm đoạt. Sự trở về của người tị nạn và người di cư thực tế không tiến triển.
Dưới cái ô của chiến dịch ném bom NATO, người Albania gốc Kosovo đã phạm tội khủng khiếp, bao gồm cả vụ bắt cóc người Serb với mục đích buôn bán nội tạng người. Những sự thật này đã được tiết lộ bởi báo cáo viên PACE D. Marti vào tháng 12 năm 2010. Từ tháng 7 năm 2017, dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu, một tòa án đặc biệt đã hoạt động để trừng phạt những người có trách nhiệm. Song, cho đến nay không có lời buộc tội nào được đưa ra. Chúng tôi cho rằng, tất cả các nhà lãnh đạo các chiến binh đều liên can đến tội ác này. Cái gọi là “Quân Giải phóng Kosovo” phải bị đưa ra trước công lý - bất kể họ đang giữ chức vụ nào tại Pristina.
Chúng tôi lưu ý rằng, do cuộc tấn công vào Nam Tư 20 năm về trước, NATO đã phá hoại các cơ chế đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu trong nhiều thập kỷ. Hơn nữa, vấn đề Kosovo không được giải quyết – mà ngược lại, khu vực này vẫn là nguồn chính của sự bất ổn và các biểu hiện khủng hoảng ở Balkan. Có thể sẽ khác đi, nếu các thành viên NATO dọn đường đến chính quyền ở Pristina cho các cựu chiến binh của Quân giải phóng Kosovo, những người sau này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của những người bảo trợ họ?
Gánh nặng trách nhiệm trước những hành động như vậy và hậu quả của chúng hoàn toàn thuộc về lãnh đạo Liên minh và các quốc gia thành viên tham gia vào cuộc xâm lược Nam Tư. Vết nhơ này sẽ mãi mãi làm hoen ố thanh danh của NATO. Việc lôi kéo mạnh mẽ các nước trong khu vực vào Liên minh, đào sâu đường phân chia ở Balkan và các mâu thuẫn xã hội không rửa sạch nỗi nhục này.
Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.
Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền
Khoản 5
- Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.
Khoản 6
- Không là đối tượng bản quyền:
- Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
- Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
- Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
- Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).
Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.
Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).
Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.
Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.
Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền
Khoản 5
- Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.
Khoản 6
- Không là đối tượng bản quyền:
- Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
- Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
- Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
- Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).
Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.
Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).
Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.