Bước tới nội dung

Vũ trung tùy bút/Chương XXII

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Khi ta lên tám chín tuổi, thấy các ông già đội nón ngoan xác, tục gọi là nón mền giải hay là nón tam giang ; con nhà quan và học trò vá học trò các học hiệu thì đội nón phương đẩu đại, tục gọi là nón lá ; họ hàng nhà quan và các ông già thì đội nón cổ châu, tục gọi là nón dâu ; người lớn và trẻ con đội nón liên diệp, tục gọi là nón lá sen ; con trai con gái, đàn ông đàn bà ở chỗ kinh kì đội nón cổ châu, trẻ con đội nón tiểu liên diệp, tục gọi là nón nhỏ khuôn ; đàn ông đàn bà thôn quê, đội nón xuân lôi tiểu lạp, tục gọi là nón sọ nhỏ ; lính trang đội nón trạo lạp, tục gọi là nón chèo vành ; người hầu hạ và vợ con lính tráng đội nón viên đẩu, tục gọi là nón khùa ; nhà sư và thầu tu đổi nón cẩu diện, tục gọi là nón mặt lờ ; người có tang đội nón xuân lôi đại, tục gọi là nón cạp ; người có chở một năm trở xuống đội nón cổ châu, quai mây, chỉ có nhà quan và nhà quyền thế có tang thì đội nón cẩu diện để phân biệt. Người trong Thanh, Nghệ đội nón viên cơ, tục gọi là nón Nghệ. Người Mán Mường ở ngoại trấn đội nón tiêm quang đẩu nhược, hình như nón khùa, đầu nhọn, làm bằng vỏ măng nứa, khác với người mọi nơi. Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý Mão (1782 - 1783), quân Tam phủ biến loạn[1], cậy công làm càn, nhiều người đội nón viên cơ, để lẫn với quân lính. Đến năm Bính Ngọ (1786), trong nước có biến[2], lại bỏ nón viên cơ, đội nón cẩu diện, người có tang một năm trở xuống, buộc quai sợi trắng để phân biệt. Ở thôn quê, theo dáng nón ngoan xác mà làm thấp đi, gọi là nón toan bì, tục gọi là nón vò bứa, thỉnh thoảng lại có người đội nón xuân lôi tiểu ; còn những thứ nón tam giang, ngoan xác, phương đẩu, cổ châu, liên diệp và trạo lạp thì khgông thấy nữa.

   




Chú thích

  1. Chỉ cuộc loạn Kiêu binh, phế truất Điện Đô Vương Trịnh Cán, lập Đoan Nam Vương Trịnh Khải năm 1782. Sau đó, Kiêu binh khống chế chính sự cả nước
  2. Tây Sơn kéo quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh