Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikisource:Quy định về bản quyền”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tranminh360 (thảo luận | đóng góp)
→‎Sử dụng hợp lý: Sao Vinhtantran lại bỏ đoạn này nhỉ?
Tranminh360 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 54: Dòng 54:


==Xem thêm==
==Xem thêm==
* [[wikimedia:Designated agent|Thành viên chỉ định]] của Wikimedia theo ''[[w:en:Online Copyright Infringement Liability Limitation Act|Đạo luật Hạn chế Trách nhiệm Vi phạm Bản quyền Trực tuyến]]''
* [[wikimedia:Designated agent|Thành viên chỉ định]] của Wikimedia theo ''[[w:en:Online Copyright Infringement Liability Limitation Act|Đạo luật Giới hạn Nguy Vi phạm Bản quyền Trực tuyến]]''
* [[Trợ giúp:Phạm vi công cộng]]
* [[Trợ giúp:Phạm vi công cộng]]
* [[Trợ giúp:Tính tương thích cấp phép]] (một giấy phép hoặc điều kiện cụ thể có được cho phép hay không)
* [[Trợ giúp:Tính tương thích cấp phép]] (một giấy phép hoặc điều kiện cụ thể có được cho phép hay không)

Phiên bản lúc 06:37, ngày 2 tháng 2 năm 2012

← ← Quy định và hướng dẫn Quy định về bản quyền
Wikisource, với vai trò là Văn thư lưu trữ mở, đã cam kết phát triển một bộ sưu tập các tác phẩm có nội dung tự do. Trang này sơ lược quy định được sử dụng để xác định một nội dung có tương thích với định nghĩa nội dung tự do dưới đây hay không.

Đây là quy định chính thức (mà bạn nên đọc đầu tiên). Bạn có thể cũng cần xem các thông tin sau:

Nếu không được ghi chú khác đi, thì tất cả những đóng góp của thành viên tại Wikisource đều được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tựGiấy phép Tài liệu Tự do GNU (không cố định phiên bản, không có phần bất biến, văn bản bìa trước hoặc văn bản bìa sau).

Luật bản quyền áp dụng vào Wikisource chủ yếu là luật bản quyền của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nơi đặt máy chủ vật lý của Wikimedia. Hoa Kỳ không có quy định gia hạn bản quyền lâu hơn thời hạn tại quốc gia của tác giả, và gần như tất cả các quốc gia đều bảo hộ bản quyền là thời gian sống của tác giả cộng với một số năm sau khi tác giả mất.

Định nghĩa về 'Nội dung tự do'

Định nghĩa này được lấy từ Định nghĩa Tác phẩm Văn hóa Tự do.

Nội dung tự do là những nội dung có thể được xem, sử dụng, phân phối, chỉnh sửa, và tận dụng một cách tự do bởi bất kỳ người nào, ở bất kỳ dạng nào, với bất cứ mục đích nào (bao gồm cả tận dụng với mục đích thương mại) mà không có ngoại lệ và không có hạn chế (ngoại trừ những điều được cho phép dưới đây).

Một số đòi hỏi và hạn chế được cho phép trên Wikisource:

  • ghi công đơn giản cho các tác giả, ngoại trừ những đòi hỏi thông báo cho tác giả mỗi khi sử dụng;
  • lan truyền tính tự do (thường gọi là copyleft hoặc chia sẻ tương tự), đòi hỏi các tác phẩm phái sinh vẫn phải tiếp tục tự do. Những tác phẩm như vậy có thể được kèm trong một tác phẩm có bản quyền, nhưng không được hạn chế các tác phẩm đó giống như sự hạn chế cho toàn bộ tài liệu lớn.

Sử dụng hợp lý

Sử dụng hợp lý là một khái niệm trong đó tác phẩm có bản quyền chưa được cấp phép có thể được dùng một cách hợp pháp mà không phải trả phí bản quyền hoặc nhận được sự cho phép từ người giữ bản quyền (xem bài viết trên Wikipedia về sử dụng hợp lý). Sử dụng hợp lý là điều bị cấm công khai trên Wikisource.

Như đã mô tả ở phần Số lượng và tính thực thể, việc sao chép toàn bộ tác phẩm không phải là sử dụng hợp lý. Xem tiền lệ pháp lý ở Harper & Row v. Nation Enterprises (1985); được nêu trong bài viết Wikipedia về chủ đề này, trong đó Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã cho rằng "sử dụng hợp lý không phải là lời bào chữa cho việc chiếm hữu tác phẩm của một nhân vật chính trị nổi tiếng đơn giản chỉ vì lợi ích công cộng trong việc học tập một sự kiện lịch sử thông qua sự tường thuật của nhân vật chính trị." Hơn nữa, "việc sử dụng ít hơn 400 từ trong cuốn hồi ký của Tổng thống Ford trên một tạp chí mang quan điểm chính trị được hiểu là hành vi vi phạm vì số từ ngữ ít ỏi đó đại diện cho "điểm chính yếu của cuốn sách" và do đó chúng quan trọng."

Quyền và nghĩa vụ của người đóng góp

Tất cả các tác phẩm trên Wikisource phải thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép tương thích với định nghĩa nội dung tự do. Bổn phận của người đóng góp là phải bảo đảm tính tương thích với giấy phép của Wikisource. Nên sử dụng một tiêu bản tại trang tư liệu nguồn để chỉ rõ tư liệu nguồn đã được đăng theo giấy phép nào (xem Wikisource:Thẻ bản quyền).

Dịch hoặc thu âm từ tác phẩm gốc

Việc dịch hoặc thu âm một tác phẩm gốc đều được xem là tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc. Người đóng góp do đó phải đảm bảo rằng tác phẩm gốc tác phẩm phái sinh đều phải hoặc thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành theo giấy phép tương thích với định nghĩa nội dung tự do. Bổn phận của người đóng góp là phải bảo đảm tính tương thích với giấy phép của Wikisource. Nên sử dụng một tiêu bản tại trang tư liệu nguồn để chỉ rõ tư liệu nguồn đã được đăng theo giấy phép nào (xem Wikisource:Thẻ bản quyền).

Việc không tuân thủ quy định này sẽ dẫn đến văn kiện sẽ bị xóa. Nếu một đóng góp viên liên tục vi phạm quy định này, họ có thể bị tước quyền sửa đổi.

Tác phẩm gốc cùng với bản dịch

Tác phẩm gốc cùng với bản dịch tại Wikisource được tự động cấp phép theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự phiên bản 3.0 Chưa chuyển đổi và Giấy phép Tài liệu Tự do GNU trừ khi được ghi khác. Với các giấy phép này, người giữ bản quyền vẫn giữ gìn được bản quyền của mình và sau này có thể tái phát hành hoặc tái cấp phép tác phẩm theo bất cứ hình thức nào mà họ muốn. Tuy nhiên, tác phẩm tại đây vẫn sẽ được phát hành theo các giấy phép đó cho đến khi nào nó thuộc về phạm vi công cộng.

Nội dung khác (như tại trang thành viên hoặc thảo luận thành viên) được tự động phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự phiên bản 3.0 Chưa chuyển đổi.

Liên kết đến các tác phẩm có bản quyền

Liên kết đến các tác phẩm có bản quyền thường không phải là vấn đề, miễn là bạn đã kiểm tra qua trang đó và chắc chắn là nó đang không vi phạm bản quyền của người khác. Nếu có vi phạm, xin đừng liên kết đến trang đó.

Vi phạm bản quyền

Nếu bạn tìm thấy một bài viết mà bạn tin là đang vi phạm bản quyền, bạn có thể yêu cầu xóa trang đó ra khỏi Wikisource bằng cách gửi yêu cầu tại Wikisource:Có thể vi phạm bản quyền. Một cách khác, nếu bạn là người sở hữu bản quyền bị vi phạm, bạn có thể liên lạc với Nhân viên do Wikimedia Foundation chỉ định và yêu cầu xóa bỏ nó. Trang sẽ được tự động tẩy trống với một thông báo vi phạm bản quyền cho đến khi vấn đề được giải quyết ổn thỏa. Bạn nên cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Bạn có thể cung cấp một số thông tin như URL hoặc tham chiếu khác đến nơi mà bạn tin là đang chứa tác phẩm gốc.

Những người đóng góp cố tình và liên tục thêm các văn kiện có bản quyền sau khi đã được thông báo xem quy định này sẽ bị cấm không được sửa đổi dự án.

Xem thêm