Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/326”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
AkBot (thảo luận | đóng góp)
Pywikibot touch edit
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎top: xóa khoảng trắng cuối trang, replaced:  <noinclude> → <noinclude> using AWB
Thân trang (sẽ được nhúng):Thân trang (sẽ được nhúng):
Dòng 5: Dòng 5:
Lấy xong thành Lạng-sơn, quân Pháp nghỉ-ngơi mấy ngày, rồi lại tiến lên đánh Đồng-đăng. Quân Tàu chạy phân ra làm hai ngả : một ngả chạy lên Thất-khê, một ngả chạy lên cửa Nam-quan về Tàu. Đến ngày mồng 8 tháng giêng năm ất-dậu ( 1885 ), thì thiếu-tướng De Négrier lên đến cửa Nam-quan, truyền phá Ải-quan, rồi trở về giữ Lạng-sơn.
Lấy xong thành Lạng-sơn, quân Pháp nghỉ-ngơi mấy ngày, rồi lại tiến lên đánh Đồng-đăng. Quân Tàu chạy phân ra làm hai ngả : một ngả chạy lên Thất-khê, một ngả chạy lên cửa Nam-quan về Tàu. Đến ngày mồng 8 tháng giêng năm ất-dậu ( 1885 ), thì thiếu-tướng De Négrier lên đến cửa Nam-quan, truyền phá Ải-quan, rồi trở về giữ Lạng-sơn.


6. THÀNH TUYÊN-QUANG BỊ VÂY. Khi quân Pháp đi đánh mặt Lạng-sơn, thì quân Tàu và quân cờ đen ở mạn sông Hồng-hà và sông Lô-giang lại kéo về đánh Tuyên-quang. Bấy giờ quân Pháp ở trong thành cả thảy độ hơn 600 người, thuộc quyền thiếu-tá Dominé. Từ đầu tháng mười năm giáp-thân ( 1884 ), quân cờ đen của Lưu vĩnh&nbsp;
6. THÀNH TUYÊN-QUANG BỊ VÂY. Khi quân Pháp đi đánh mặt Lạng-sơn, thì quân Tàu và quân cờ đen ở mạn sông Hồng-hà và sông Lô-giang lại kéo về đánh Tuyên-quang. Bấy giờ quân Pháp ở trong thành cả thảy độ hơn 600 người, thuộc quyền thiếu-tá Dominé. Từ đầu tháng mười năm giáp-thân ( 1884 ), quân cờ đen của Lưu vĩnh

Phiên bản lúc 17:06, ngày 29 tháng 3 năm 2019

Trang này cần phải được hiệu đính.

thăng chức trung-tướng và lại tiếp được hơn 1.000 quân ở bên Pháp sang. Qua tháng chạp ta, trung-tướng mộ non 7.000 phu để tải đồ và đem 7.500 quân, chia ra làm 2 đạo lên đánh Lạng-sơn. Đạo thứ nhất thì thuộc quyền thiếu-tướng De Négrier, đạo thứ nhì thì thuộc quyền đại-tá Giovanninelle.

Con đường đi từ Kép đến Lạng-sơn là đường hẻm trong núi, mà chỗ nào cũng có quân Tàu đóng, cho nên quân Pháp mới dùng kế đánh ngang từ đồn Chũ đánh lại, để lấy đồn Tuần-muội[1]. Thiếu-tướng De Négrier trước đã lên đồn Kép, dương thanh-thế tiến binh, rồi lẻn về đồn Chũ đem quân qua đèo Vân, lấy đồn Đồng-sơn tức là đồn Sung, rồi sang lấy Tuần-muội. Quân Tàu đang giữ ở mạn Bắc-lệ, thấy quân Pháp đã chặn mất đường về, liền rút quân chạy. Thiếu-tướng De Négrier đem quân đánh tràn lên đến Lạng-sơn, trưa hôm 29 tháng chạp ta thì lấy được thành. Đánh từ ngày 25 đến 29 tháng chạp, quân Pháp thiệt mất 40 người tử-trận và 222 người bị thương.

Lấy xong thành Lạng-sơn, quân Pháp nghỉ-ngơi mấy ngày, rồi lại tiến lên đánh Đồng-đăng. Quân Tàu chạy phân ra làm hai ngả : một ngả chạy lên Thất-khê, một ngả chạy lên cửa Nam-quan về Tàu. Đến ngày mồng 8 tháng giêng năm ất-dậu ( 1885 ), thì thiếu-tướng De Négrier lên đến cửa Nam-quan, truyền phá Ải-quan, rồi trở về giữ Lạng-sơn.

6. THÀNH TUYÊN-QUANG BỊ VÂY. Khi quân Pháp đi đánh mặt Lạng-sơn, thì quân Tàu và quân cờ đen ở mạn sông Hồng-hà và sông Lô-giang lại kéo về đánh Tuyên-quang. Bấy giờ quân Pháp ở trong thành cả thảy độ hơn 600 người, thuộc quyền thiếu-tá Dominé. Từ đầu tháng mười năm giáp-thân ( 1884 ), quân cờ đen của Lưu vĩnh

  1. Tức là ải Chi-lăng ngày trước.