Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/338”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
AkBot (thảo luận | đóng góp)
Pywikibot touch edit
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎top: xóa khoảng trắng cuối trang, replaced:  <noinclude> → <noinclude> using AWB
Thân trang (sẽ được nhúng):Thân trang (sẽ được nhúng):
Dòng 9: Dòng 9:
9. ÔNG PAUL BERT. Ngày mồng 5 tháng 3 năm bính-tuất ( 1886 ), viên thống-đốc Paul Bert sang đến Hà-nội. Lập tức đặt phủ Thống-sứ ở Bắc-kỳ và sở kiểm-soát về việc tài-chính. Đến cuối tháng 3 thì thống-đốc vào yết-kiến vua Đồng-khánh ở Huế, và xin lập nha Kinh-lược ở Bắc-kỳ, cho quan Kinh-lược đại-sứ được quyền cùng với phủ Thống-sứ tự-tiện làm mọi việc. Vì rằng ở ngoài Bắc vào đến Huế đường-sá xa-xôi, có việc gì tâu-bẩm vào Bộ mất nhiều ngày giờ lắm, bởi vậy xin cho được tự tiện làm việc, rồi trong một năm độ vài kỳ đem các việc tâu về vua biết.
9. ÔNG PAUL BERT. Ngày mồng 5 tháng 3 năm bính-tuất ( 1886 ), viên thống-đốc Paul Bert sang đến Hà-nội. Lập tức đặt phủ Thống-sứ ở Bắc-kỳ và sở kiểm-soát về việc tài-chính. Đến cuối tháng 3 thì thống-đốc vào yết-kiến vua Đồng-khánh ở Huế, và xin lập nha Kinh-lược ở Bắc-kỳ, cho quan Kinh-lược đại-sứ được quyền cùng với phủ Thống-sứ tự-tiện làm mọi việc. Vì rằng ở ngoài Bắc vào đến Huế đường-sá xa-xôi, có việc gì tâu-bẩm vào Bộ mất nhiều ngày giờ lắm, bởi vậy xin cho được tự tiện làm việc, rồi trong một năm độ vài kỳ đem các việc tâu về vua biết.


Thống-đốc Paul Bert ở Huế đến cuối trung tuần tháng 4 lại ra Hà-nội, rồi một mặt thì lo đánh dẹp, một mặt thì mở Pháp-Việt học-đường, lập Thương-nghiệp-cục, đặt lệ đồn-điền. Chủ-ý của thống-đốc là muốn khai-hóa đất Bắc-kỳ ra cho chóng được thịnh-lợi. Nhưng cũng vì thống-đốc phải lo nghĩ nhiều việc, vả lại nay đi kinh-lược chỗ này, mai đi kinh-lược chỗ nọ, thành ra khí-lực suy-nhược đi,&nbsp;
Thống-đốc Paul Bert ở Huế đến cuối trung tuần tháng 4 lại ra Hà-nội, rồi một mặt thì lo đánh dẹp, một mặt thì mở Pháp-Việt học-đường, lập Thương-nghiệp-cục, đặt lệ đồn-điền. Chủ-ý của thống-đốc là muốn khai-hóa đất Bắc-kỳ ra cho chóng được thịnh-lợi. Nhưng cũng vì thống-đốc phải lo nghĩ nhiều việc, vả lại nay đi kinh-lược chỗ này, mai đi kinh-lược chỗ nọ, thành ra khí-lực suy-nhược đi,

Phiên bản lúc 17:07, ngày 29 tháng 3 năm 2019

Trang này cần phải được hiệu đính.

Tháng giêng năm bính-tuất ( 1886 ) trung-tá Mignot đem quân ở Bắc-kỳ vào Nghệ-an, rồi chia làm hai đạo : một đạo thì thiếu-tá Pelletier đem lính tập theo sông Ngàn-sâu vào mạn Tuyên-hóa ; một đạo thì trung-tá Mignot tự đem quân đi đường quan-lộ vào giữ thành Hà-tĩnh, rồi vào đóng ở sông Gianh.

Ở Huế lại sai trung-tá Metzniger đem một toán quân ra tiếp-ứng các đạo. Quân Pháp đóng ở chợ Đồn và ở Minh-cầm, rồi trung-tá Metzniger đem ông cố Tortuyaux đi làm hướng-đạo để lên lấy đồn Vé. Thế quân Pháp tiến lên mạnh lắm, quân văn-thân chống lại không nổi, phải tan cả.

Nhưng qua sang tháng hai, ở ngoài Bắc-kỳ có việc, vả lại viên Thống-dốc Paul Bert đã sang đến nơi, chính sách đổi lại cả, cho nên mới triệt các đạo quân về, chỉ đóng giữ ở Quảng-khê, ở Roon và ở chợ Đồn mà thôi. Quân văn-thân thấy quân Pháp rút về, lại trở về đóng ở các đồn cũ.

9. ÔNG PAUL BERT. Ngày mồng 5 tháng 3 năm bính-tuất ( 1886 ), viên thống-đốc Paul Bert sang đến Hà-nội. Lập tức đặt phủ Thống-sứ ở Bắc-kỳ và sở kiểm-soát về việc tài-chính. Đến cuối tháng 3 thì thống-đốc vào yết-kiến vua Đồng-khánh ở Huế, và xin lập nha Kinh-lược ở Bắc-kỳ, cho quan Kinh-lược đại-sứ được quyền cùng với phủ Thống-sứ tự-tiện làm mọi việc. Vì rằng ở ngoài Bắc vào đến Huế đường-sá xa-xôi, có việc gì tâu-bẩm vào Bộ mất nhiều ngày giờ lắm, bởi vậy xin cho được tự tiện làm việc, rồi trong một năm độ vài kỳ đem các việc tâu về vua biết.

Thống-đốc Paul Bert ở Huế đến cuối trung tuần tháng 4 lại ra Hà-nội, rồi một mặt thì lo đánh dẹp, một mặt thì mở Pháp-Việt học-đường, lập Thương-nghiệp-cục, đặt lệ đồn-điền. Chủ-ý của thống-đốc là muốn khai-hóa đất Bắc-kỳ ra cho chóng được thịnh-lợi. Nhưng cũng vì thống-đốc phải lo nghĩ nhiều việc, vả lại nay đi kinh-lược chỗ này, mai đi kinh-lược chỗ nọ, thành ra khí-lực suy-nhược đi,