Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/64”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
AkBot (thảo luận | đóng góp)
Pywikibot touch edit
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎top: xóa khoảng trắng cuối trang, replaced:  <noinclude> → <noinclude> using AWB
Thân trang (sẽ được nhúng):Thân trang (sẽ được nhúng):
Dòng 11: Dòng 11:
Đời bấy giờ lại đặt ra một phép rất hay, như là cấm không cho các quan viên lập trang-trại ở chỗ mình làm quan, bởi vì thường có nhiều người ỷ quyền-thế mà hà-hiếp lấy ruộng đất của dân, rồi nuôi những đồ gian-ác làm tôi-tớ, để quấy-nhiễu mọi người, đến nỗi có nhiều nơi dân phải xiêu-tán đi. Ấy cũng là một việc đỡ hại cho dân, và lại có thể giữ liêm cho quan vậy.
Đời bấy giờ lại đặt ra một phép rất hay, như là cấm không cho các quan viên lập trang-trại ở chỗ mình làm quan, bởi vì thường có nhiều người ỷ quyền-thế mà hà-hiếp lấy ruộng đất của dân, rồi nuôi những đồ gian-ác làm tôi-tớ, để quấy-nhiễu mọi người, đến nỗi có nhiều nơi dân phải xiêu-tán đi. Ấy cũng là một việc đỡ hại cho dân, và lại có thể giữ liêm cho quan vậy.


Nhưng về sau, từ đời Trịnh Giang 鄭 杠 trở đi, nhà chúa chơi-bời xa-xỉ, lại có nhiều giặc-giã, phải tìm cách lấy tiền, đặt ra lệ cứ tứ-phẩm trở xuống ai nộp 600 quan thì được thăng chức một bậc. Còn những người chân trắng mà ai&nbsp;
Nhưng về sau, từ đời Trịnh Giang 鄭 杠 trở đi, nhà chúa chơi-bời xa-xỉ, lại có nhiều giặc-giã, phải tìm cách lấy tiền, đặt ra lệ cứ tứ-phẩm trở xuống ai nộp 600 quan thì được thăng chức một bậc. Còn những người chân trắng mà ai

Phiên bản lúc 17:12, ngày 29 tháng 3 năm 2019

Trang này cần phải được hiệu đính.

-quân; Sơn-nam, Thuận-hóa, Quảng-nam thuộc về Nam-quân ; Tam-giang, Hưng-hóa thuộc về Tây-quân; Kinh-bắc, Lạng-sơn thuộc về Bắc-quân. Đến năm giáp-thìn ( 1664 ) đời vua Huyền tông, Trịnh Tạc 鄭 柞 lại đặt thêm chức Chưởng-phủ-sự 掌 府 事 và Thự-phủ-sự 署 府 事 để coi hết thảy các quân.

Các quan-chức thời bấy giờ, chia ra làm ba ban : văn ban, võ ban và giám ban. Theo thường lệ, thì chỉ có văn ban và võ ban mà thôi. Nhưng từ khi họ Trịnh giữ quyền-bính và lại yêu dùng các nội-giám, thường cho ra làm quan coi việc chính trị, cho nên mới đặt ra giám ban. Ban này đến cuối đời Cảnh-hưng ( 1740-1786 ) mới bỏ.

Từ khi họ Trịnh cầm quyền, thì bên nhà vua gọi là Triều-đình 朝 廷, bên phủ chúa gọi là Phủ-liêu 府 僚. Phàm những việc chính-trị và quân-dân đều do bên phủ chúa định-đoạt hết cả, cho nên người ta thường dùng Phủ-liêu, chứ không mấy khi dùng chữ Triều-đình, vì Triều-đình chỉ có cái hư-vị, chứ không có quyền gì nữa.

Sự kén-chọn các quan-lại thì lệ cứ mấy năm lại khảo hạch một lần, ai không xứng chức thì phải giáng xuống.

Khi nào quan viên về hưu-trí thì được ăn dân-lộc, như là quan nhất-phẩm thì mỗi năm được 400 quan tiền dân-lộc của bốn năm xã ; quan nhị-phẩm được 300 hoặc 250 quan của hai ba xã ; quan tam-phẩm được 250 hoặc 150 quan của một hai xã ; quan tứ-phẩm được 150 quan của một xã ; quan ngũ-phẩm được 100 quan của một xã.

Đời bấy giờ lại đặt ra một phép rất hay, như là cấm không cho các quan viên lập trang-trại ở chỗ mình làm quan, bởi vì thường có nhiều người ỷ quyền-thế mà hà-hiếp lấy ruộng đất của dân, rồi nuôi những đồ gian-ác làm tôi-tớ, để quấy-nhiễu mọi người, đến nỗi có nhiều nơi dân phải xiêu-tán đi. Ấy cũng là một việc đỡ hại cho dân, và lại có thể giữ liêm cho quan vậy.

Nhưng về sau, từ đời Trịnh Giang 鄭 杠 trở đi, nhà chúa chơi-bời xa-xỉ, lại có nhiều giặc-giã, phải tìm cách lấy tiền, đặt ra lệ cứ tứ-phẩm trở xuống ai nộp 600 quan thì được thăng chức một bậc. Còn những người chân trắng mà ai