Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/66”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
AkBot (thảo luận | đóng góp)
Pywikibot touch edit
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎top: xóa khoảng trắng cuối trang, replaced:  <noinclude> → <noinclude> using AWB
Thân trang (sẽ được nhúng):Thân trang (sẽ được nhúng):
Dòng 10: Dòng 10:
Những việc án-mạng, trộm-cướp và những việc hộ, hôn, điền-thổ thì phải theo thứ-tự mà xét xử. Như việc án-mạng thì quan phủ huyện xét, rồi đệ lên để Thừa-ti 丞 司 và Hiến-ti 憲 司 hội đồng xét lại. Việc trộm-cướp, ở Kinh-đô thì do quan Đề-lĩnh 提 領 xét lại, ở các trấn thì do quan Trấn-thủ 鎮 守 xét lại.
Những việc án-mạng, trộm-cướp và những việc hộ, hôn, điền-thổ thì phải theo thứ-tự mà xét xử. Như việc án-mạng thì quan phủ huyện xét, rồi đệ lên để Thừa-ti 丞 司 và Hiến-ti 憲 司 hội đồng xét lại. Việc trộm-cướp, ở Kinh-đô thì do quan Đề-lĩnh 提 領 xét lại, ở các trấn thì do quan Trấn-thủ 鎮 守 xét lại.


Phàm những việc đại-tụng tiểu-tụng mà ở huyện phủ hay là ở Thừa-ti, Trấn-ti, xử không xong, thì đến Hiến-ti xét&nbsp;
Phàm những việc đại-tụng tiểu-tụng mà ở huyện phủ hay là ở Thừa-ti, Trấn-ti, xử không xong, thì đến Hiến-ti xét

Phiên bản lúc 17:12, ngày 29 tháng 3 năm 2019

Trang này cần phải được hiệu đính.

được cho chuộc cả[1], đến đời vua Huyền -tông, Trịnh Tạc 鄭 柞 định lại : trừ những người được dự vào bát-nghị[2] ra, còn ai phạm tội gì cứ chiếu theo tội nặng nhẹ mà luận hình, chứ không cho chuộc nữa.

Trước thì ai đã phải tội lưu, lại phải tội chặt tay nữa. Đến đời vua Dụ-tông, Trịnh Cương 鄭 棡 mới bỏ cái luật chặt tay và đổi lại như là ai phải chặt hai bàn tay va phải lưu đi viễn châu thì cải làm tội đồ chung thân ; ai phải chặt một bàn tay và phải lưu ngoại châu thì đổi làm tội đồ 12 năm ; ai phải chặt hai ngón tay trỏ và phải lưu cận châu, thì đổi làm tội đồ 6 năm. Còn như ai phạm tội trộm-cướp thì không kể vào lệ ấy.

Trịnh Tạc lại định ra hai phép xử kiện. Chia những việc kiện-tụng ra làm hai thứ. Những việc mưu-sát, đạo, kiếp, thì gọi là đại tụng ; những việc hộ, hôn, ẩu đả, thì gọi là tiểu tụng. Quan xử kiện mà không hợp lẽ, thì phải phạt tiền, còn những việc đã xử phải lẽ rồi, người kiện còn đi kiện nữa thì người ấy cũng phải phạt tiền.

Những việc án-mạng, trộm-cướp và những việc hộ, hôn, điền-thổ thì phải theo thứ-tự mà xét xử. Như việc án-mạng thì quan phủ huyện xét, rồi đệ lên để Thừa-ti 丞 司 và Hiến-ti 憲 司 hội đồng xét lại. Việc trộm-cướp, ở Kinh-đô thì do quan Đề-lĩnh 提 領 xét lại, ở các trấn thì do quan Trấn-thủ 鎮 守 xét lại.

Phàm những việc đại-tụng tiểu-tụng mà ở huyện phủ hay là ở Thừa-ti, Trấn-ti, xử không xong, thì đến Hiến-ti xét

  1. Tội trượng thì cứ mỗi một trượng là quan tam-phẩm phải chuộc 5 tiền, quan tứ-phẩm phải chuộc 4 tiền, quan ngũ-phẩm 3 tiền, quan thất bát-phẩm 2 tiền, từ cửu-phẩm cho xuống đến thứ nhân thì 1 tiền.
    Tội đồ làm lính coi chuồng voi thì phải chuộc 60 quan, làm lính đồn-điền thì 100 quan.
    Tội lưu cận châu thì phải chuộc 130 quan, viễn châu thì 290 quan.
    Tội tử thì phải chuộc 330 quan.
  2. Đã nói ở đời vua Lê Thái-tổ.