Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/76”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
AkBot (thảo luận | đóng góp)
Pywikibot touch edit
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎top: xóa khoảng trắng cuối trang, replaced:  <noinclude> → <noinclude> using AWB
Thân trang (sẽ được nhúng):Thân trang (sẽ được nhúng):
Dòng 11: Dòng 11:
Lúc bấy giờ tên Cầu tên Chất đang làm loạn ở phía đông-nam, cho nên Trịnh Doanh cũng tạm cho hàng.
Lúc bấy giờ tên Cầu tên Chất đang làm loạn ở phía đông-nam, cho nên Trịnh Doanh cũng tạm cho hàng.


Năm giáp-tí ( 1744 ) tên Phương đem hơn một vạn quân về giữ đất Việt-trì, sang cướp-phá ở bên huyện Bạch-hạc. Bấy giờ quan Đốc-suất Sơn-tây là Văn đình Ức 文 廷 億 đem binh đến vây đánh, Danh Phương chạy sang giữ làng Thanh-linh ( huyện Bình-xuyên, đất Thái-nguyên ). Từ đó Danh Phương lập đại đồn ở núi Ngọc-bội ( giáp huyện Bình-xuyên và huyện Tam-dương ), trung đồn ở đất Hương-canh, ngoại&nbsp;
Năm giáp-tí ( 1744 ) tên Phương đem hơn một vạn quân về giữ đất Việt-trì, sang cướp-phá ở bên huyện Bạch-hạc. Bấy giờ quan Đốc-suất Sơn-tây là Văn đình Ức 文 廷 億 đem binh đến vây đánh, Danh Phương chạy sang giữ làng Thanh-linh ( huyện Bình-xuyên, đất Thái-nguyên ). Từ đó Danh Phương lập đại đồn ở núi Ngọc-bội ( giáp huyện Bình-xuyên và huyện Tam-dương ), trung đồn ở đất Hương-canh, ngoại

Phiên bản lúc 17:13, ngày 29 tháng 3 năm 2019

Trang này cần phải được hiệu đính.

Nguyễn hữu Cầu tuy đã xin về hàng, nhưng vẫn cứ cướp-phá các nơi, sau lại về phá ở đất Sơn-nam. Một hôm Phạm đình Trọng đánh đuổi Hữu Cầu ở Cẩm-giàng, Hữu Cầu nói với thủ-hạ rằng : « Ta vừa mới thua, có tin về Kinh, tất nhiên không ai phòng bị, nay ta lẻn về đánh có lẽ được. » Nói đoạn, ngay đêm hôm ấy kéo quân về bến Bồ-đề. Đến nơi thì trời vừa sáng ; có tin báo, Trịnh Doanh tự đem quân ra giữ ở bến Nam-tân. Phạm đình Trọng biết tin ấy lập tức đem quân về đánh mặt sau, Hữu Cầu lại thua bỏ chạy.

Từ khi thua trận Bồ-đề rồi, Hữu Cầu về cùng với Hoàng công Chất cướp ở huyện Thần-khê và Thanh-quan. Phạm đình Trọng và Hoàng ngũ Phúc lại đem binh xuống đánh đuổi.

Hoàng công Chất chạy vào Thanh-hóa, Hữu Cầu chạy vào Nghệ-an hợp đảng với tên Diên 延 ở Hương-lãm ( thuộc huyện Nam-đường ). Phạm đình Trọng đem quân vào đánh phá trại giặc, rồi đuổi Hữu Cầu ra đến làng Hoàng-mai bắt được, đóng cũi đem về nộp chúa Trịnh. Bấy giờ là năm tân-vị ( 1751 ) tức là năm Cảnh-hưng thứ 12.

Nguyễn danh Phương. Năm canh-thân ( 1740 ) tên Tế và tên Bồng làm loạn ở đất Sơn-tây, quan Chính-tây đại-tướng-quân là Võ tá Lý 武 佐 理 đánh bắt được cả hai tên ấy ở huyện An-lạc ( thuộc phủ Vĩnh-tường ). Bấy giờ thủ-hạ tên Tế là Nguyễn danh Phương, tục gọi là quận Hẻo, đem dư-đảng về giữ núi Tam-đảo. Một mặt thì mộ quân trữ lương và một mặt thì cho người về nói dối xin hàng.

Lúc bấy giờ tên Cầu tên Chất đang làm loạn ở phía đông-nam, cho nên Trịnh Doanh cũng tạm cho hàng.

Năm giáp-tí ( 1744 ) tên Phương đem hơn một vạn quân về giữ đất Việt-trì, sang cướp-phá ở bên huyện Bạch-hạc. Bấy giờ quan Đốc-suất Sơn-tây là Văn đình Ức 文 廷 億 đem binh đến vây đánh, Danh Phương chạy sang giữ làng Thanh-linh ( huyện Bình-xuyên, đất Thái-nguyên ). Từ đó Danh Phương lập đại đồn ở núi Ngọc-bội ( giáp huyện Bình-xuyên và huyện Tam-dương ), trung đồn ở đất Hương-canh, ngoại