Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/88”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
AkBot (thảo luận | đóng góp)
Pywikibot touch edit
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎top: xóa khoảng trắng cuối trang, replaced:  <noinclude> → <noinclude> using AWB
Thân trang (sẽ được nhúng):Thân trang (sẽ được nhúng):
Dòng 9: Dòng 9:
Nước Chiêm-thành chính là nước Lâm-ấp ngày trước đã từng qua mấy trăm năm, cùng với họ Lý, họ Trần đối địch, chống với quân Mông-cổ, không cho xâm phạm vào cõi, lập nên một nước có vua, có tôi, có chính-trị, có luật-pháp. Nhưng chỉ hiềm vì người nước ấy cứ hay sang cướp phá ở đất Việt-nam, thành ra hai nước không mấy khi hòa hiếu được với nhau.
Nước Chiêm-thành chính là nước Lâm-ấp ngày trước đã từng qua mấy trăm năm, cùng với họ Lý, họ Trần đối địch, chống với quân Mông-cổ, không cho xâm phạm vào cõi, lập nên một nước có vua, có tôi, có chính-trị, có luật-pháp. Nhưng chỉ hiềm vì người nước ấy cứ hay sang cướp phá ở đất Việt-nam, thành ra hai nước không mấy khi hòa hiếu được với nhau.


Đã là đối địch thì không sao tránh khỏi được cái luật chung của tạo-hóa là : ''khỏe còn, yếu chết''. Vì vậy cho nên từ khi vua Thánh-tông nhà Lê 黎 聖 宗 đã lấy đất Quảng nam và đã chia nước Chiêm ra làm 3 nước rồi, thì từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chẳng những&nbsp;
Đã là đối địch thì không sao tránh khỏi được cái luật chung của tạo-hóa là : ''khỏe còn, yếu chết''. Vì vậy cho nên từ khi vua Thánh-tông nhà Lê 黎 聖 宗 đã lấy đất Quảng nam và đã chia nước Chiêm ra làm 3 nước rồi, thì từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chẳng những

Phiên bản lúc 17:14, ngày 29 tháng 3 năm 2019

Trang này cần phải được hiệu đính.

Năm tân-hợi (1611) Nguyễn Hoàng vào đánh nước Chiêm-thành lấy đất lập ra phủ Phú-yên ; chia ra làm hai huyện là Đồng-xuân và Tuyên-hòa. Đến năm quí-tị (1653) vua nước Chiêm-thành là Bà Thấm 婆 心 sang quấy-nhiễu ở đất Phú-yên, chúa Hiền là Nguyễn phúc Tần 阮 福 瀕 mới sai quan cai-cơ là Hùng Lộc 雄 禄 sang đánh. Bà Thấm phải dâng thư xin hàng. Chúa Nguyễn để từ sông Phan-lang 潘 郎 江 trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan-lang trở ra lấy làm Thái-ninh-phủ, sau đổi làm phủ Diên-khánh ( tức là Khánh-hòa bây giờ ), đặt dinh Thái-khang để Hùng Lộc làm thái-thú.

Năm quí-dậu ( 1693 ) vua nước Chiêm-thành là Bà Tranh 婆 爭 bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn-phúc Chu sai quan tổng-binh là Nguyễn hữu Kính 阮 有 鏡 ( con Nguyễn hữu Dật ) đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh và bọn thần-tử là Tả trà Viên, Kế bà Tử cùng thân-thuộc là Bà Ân đem về Phú-Xuân. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm-thành làm Thuận-phủ, cho Tả trà Viên, Kế bà Tử làm chức Khám-lý 勘 理 và ba người con của Bà Ân làm đề-đốc giữ Thuận-phủ, lại bắt phải đổi y phục theo như người Việt-nam để phủ-dụ dân Chiêm-thành. Qua năm sau lại đổi Thuận-phủ ra làm Thuận-thành-trấn, cho Kế bà Tử làm tả đô-đốc. Năm đinh-sửu ( 1697 ) chúa Nguyễn đặt phủ Bình-thuận lấy đất Phan-lý ( Phan-ri ) Phan-lang ( Phan-rang ) làm huyện Yên-phúc và huyện Hòa-đa.

Từ đó nước Chiêm-thành mất hẳn.

Nước Chiêm-thành chính là nước Lâm-ấp ngày trước đã từng qua mấy trăm năm, cùng với họ Lý, họ Trần đối địch, chống với quân Mông-cổ, không cho xâm phạm vào cõi, lập nên một nước có vua, có tôi, có chính-trị, có luật-pháp. Nhưng chỉ hiềm vì người nước ấy cứ hay sang cướp phá ở đất Việt-nam, thành ra hai nước không mấy khi hòa hiếu được với nhau.

Đã là đối địch thì không sao tránh khỏi được cái luật chung của tạo-hóa là : khỏe còn, yếu chết. Vì vậy cho nên từ khi vua Thánh-tông nhà Lê 黎 聖 宗 đã lấy đất Quảng nam và đã chia nước Chiêm ra làm 3 nước rồi, thì từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chẳng những