Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bình luận của Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga về kỷ niệm lần thứ năm cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraina và hậu quả của nó”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{đầu đề | tựa đề = Bình luận của Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga về kỷ niệm lần thứ năm cuộc đảo chín…”
 
(Không có sự khác biệt)

Bản mới nhất lúc 14:17, ngày 30 tháng 5 năm 2020

Bình luận của Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga về kỷ niệm lần thứ năm cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraina và hậu quả của nó  (2019) 
của Bộ Ngoại giao Nga, do Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dịch

Tuyên bố ngày 19 tháng 2 năm 2019.

Ukraina sau cuộc đảo chính nhà nước năm 2014 được Hoa Kỳ và một số nước phương Tây công khai ủng hộ đang chìm sâu vào vực thẳm hỗn loạn chính trị, tham nhũng, vô luật pháp, chủ nghĩa dân tộc hung hăng hoành hành.

Trong năm năm qua tràn ngập làn sóng bạo lực và tội ác thực hiện theo động cơ chính trị và ý thức hệ. Trong hầu hết các trường hợp, chúng không nhận được đánh giá pháp lý tương xứng. Cuộc điều tra khách quan của cái gọi là “vụ bắn tỉa” tại Maidan đã không được thực hiện. Thảm kịch ở thành phố Odessa (năm 2014) vẫn chưa được tiết lộ.

Trái với tuyên bố của mình về lòng trung thành với các lý tưởng dân chủ, tôn trọng nhân quyền và tự do, trên thực tế, lãnh đạo Ukraina, về thực chất, đã tuyên bố săn lùng bất kể những ai có quan điểm riêng, khác với chính thức. Nhiều cơ quan truyền thông đại chúng độc lập và các nhà báo Ukraina bị xua đuổi và đàn áp. Trong số họ có cả tổng biên tập “RIA Novosti-Ukraina” K.Vyshinsky.

Các cuộc tấn công vào các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội đã trở nên thường xuyên. Theo “Amnesty International” và “Human Rights Watch” năm 2018 hơn 50 tội ác chống lại các nhà hoạt động dân sự đã được ghi nhận.

Trang web đầy tai tiếng của Ukraina “Người kiến tạo hòa bình” vẫn tiếp tục công việc của mình, trong đó thu thập được các thông tin cá nhân của hơn 120 nghìn người không đồng ý với đường lối chính trị của Kiev.

Kiev tiếp tục cố tình gieo giắc sự phân chia xã hội trên cơ sở sắc tộc và ý thức hệ. Chủ nghĩa sô vanh và chủ nghĩa bài ngoại được đặt vào hàng chính sách chính thức. Ở cấp quốc gia, những kẻ tòng phạm của Đức Quốc xã và những kẻ hợp tác như S. Bandera, R. Shukhevych, E. Konovalets, A. Melnik, v.v. được tôn vinh. Theo báo cáo thường niên của Bộ Israel về các vấn đề cộng đồng, Ukraina đã trở thành lãnh đạo vô điều kiện về các biểu hiện của chủ nghĩa bài Do Thái và không khoan dung đối với người gốc Do Thái.

Tình trạng phân biệt đối xử về quyền ngôn ngữ, giáo dục và văn hóa và quyền tự do của cư dân nói tiếng Nga, của các dân tộc thiểu số Ukraina đã trở nên chưa từng có.

Kiev can thiệp thô bạo vào đời sống nhà thờ của đất nước, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, lựa chọn tín ngưỡng và thánh tín đức tin. Sau khi xây dựng cái gọi là “Nhà thờ Chính thống giáo Ukraina”, nhà cầm quyền đã làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ tồn tại trong Chính thống giáo địa phương, và phân chia chính những người Ukraine thành những “người của mình” và “của người khác”. Bật “đèn xanh” cho việc tái phân chia bằng cách cưỡng chế tài sản nhà thờ và loại bỏ Nhà thờ Chính thống giáo Ukraina tiêu chuẩn. Các giáo sĩ nhà thờ bị đe dọa công khai bằng bạo lực thể xác. Như, đại biểu quốc hội và cố vấn của tổng thống Ukraina, người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt D. Yarosh công khai xúi giục “săn lùng các linh mục Moscva”, báng bổ rằng, họ sẽ bị “hủy diệt với sự đam mê”. Vì bản chất “người Ukraine rất nhân từ”. Những tuyên bố khiêu khích như vậy đầy rẫy những hậu quả thảm khốc, thậm chí còn gây ra cuộc chiến tôn giáo đẫm máu.

Tất cả điều này đang xảy ra trong bối cảnh xung đột vũ trang âm ỉ ở Donbass. Kiev bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng thổi bùng nó bằng sức mạnh mới, bằng bất kể sự hy sinh nào, cố gắng giành lại khu vực dưới sự kiểm soát của họ. Theo số liệu Liên Hợp Quốc, kể từ khi bùng nổ chiến sự vào tháng 4 năm 2014, số người chết đã vượt quá 12 nghìn, hàng trăm người mất tích và hàng trăm nghìn người đã buộc phải di cư. Đồng thời, chính quyền Ukraina tiếp tục phong tỏa thương mại - kinh tế, năng lượng - giao thông ở phía đông nam, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã khó khăn.

Chủ nghĩa hư vô pháp lý và vô luật pháp hoành hành ở Ukraina không gặp những phản ứng cần thiết đúng đắn từ các đối tác phương Tây, điều đó chỉ cổ vũ cho chế độ cầm quyền thực hiện các bước đi mới chống dân chủ, vi phạm các chuẩn mực đạo đức và ứng xử văn minh. Không ngại ngùng với bất kỳ ai, Kiev tiếp tục các hành vi xấu xa phân biệt chủng tộc trong công dân mình, từ chối những người buộc phải đến Nga để kiếm tiền. Theo ý muốn ​​kỳ quặc của chính quyền, hàng triệu người Ukraina ở đất nước chúng tôi bất ngờ bị tước quyền bầu cử Tổng thống Ukraina tại các cơ quan đại diện ngoại giao của họ tại Liên bang Nga.

Bằng thái độ quá xấc xược nhà cầm quyền Ukraina lý giải các nghĩa vụ quốc tế của họ tại OSCE khi cấm các nhà quan sát Nga trong thành phần của phái bộ giám sát ODIHR tham gia vào việc quan sát các quá trình tranh cử ở Ukraina.

Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi Liên Hợp Quốc, OSCE, Hội đồng Châu Âu đưa ra đánh giá nguyên tắc về tất cả những gì đang xảy ra ở Ukraina, thúc giục lãnh đạo của họ trở lại lĩnh vực pháp lý và tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ quốc tế mà họ cam kết . Hậu quả của việc Kiev từ chối các chuẩn mực này có thể là không thể đảo ngược đối với cả Ukraina và châu Âu nói chung.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.

Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền

Khoản 5

Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.

Khoản 6

Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).

Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.

Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).

Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.

Bản dịch:

Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.

Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền

Khoản 5

Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.

Khoản 6

Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).

Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.

Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).

Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.