Bước tới nội dung

Biên dịch:Sắc lệnh hành pháp 13769

50%
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
(Đổi hướng từ Sắc lệnh hành pháp 13769)
Sắc lệnh bảo vệ quốc gia khỏi sự thâm nhập của khủng bố nước ngoài vào Hoa Kỳ  (2017) 
của Donald John Trump, do Wikisource dịch từ tiếng Anh
Sắc lệnh 13769 hay Sắc lệnh bảo vệ quốc gia khỏi sự thâm nhập khủng bố nước ngoài vào Hoa Kỳ, còn được gọi là "Muslim ban" (cấm Hồi giáo), là một sắc lệnh do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào ngày 27 tháng 1 năm 2017. Sắc lệnh hạn chế cả việc đi lại và cư trú của người từ một số quốc gia ở Trung Đông và châu Phi. Sắc lệnh này, một phần của các cam kết liên quan đến di trú trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, thiết lập một số quy định về nhập cảnh vào Hoa Kỳ, trên cơ sở rằng chính phủ đã không thể ngăn chặn tất cả các cuộc tấn công của các công dân nước ngoài được nhận vào Hoa Kỳ.
Trích dẫn từ Sắc lệnh 13769 của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở.

Sắc lệnh hành pháp 13769 ngày 27 tháng 1 năm 2017

SẮC LỆNH BẢO VỆ QUỐC GIA KHỎI SỰ THÂM NHẬP CỦA KHỦNG BỐ NƯỚC NGOÀI VÀO HOA KỲ

Được thẩm quyền giao phó cho tôi trong cương vị Tổng thống theo Hiến pháp và pháp luật của Hoa Kỳ, bao gồm Đạo luật Di trú và Quốc tịch (INA), 8 U.S.C. 1101 và tiếp theo, và phần 301 của tiêu đề 3, Bộ luật Hoa Kỳ, và để bảo vệ người dân Hoa Kỳ khỏi các cuộc tấn công khủng bố của các công dân nước ngoài được nhận vào Hoa Kỳ, xin được ban hành sắc lệnh như sau:

Phần 1. Mục đích. Tiến trình cấp thị thực đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truy tìm các cá nhân có quan hệ với khủng bố và ngăn không cho họ xâm nhập vào Hoa Kỳ. Có lẽ không có trường hợp nào rõ ràng hơn là các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi chính sách Bộ Ngoại giao đã cản trở viên chức lãnh sự quán trong việc rà soát chính xác các đơn xin thị thực của 19 người nước ngoài đã thâm nhập để giết gần 3.000 người Hoa Kỳ. Và trong khi tiến trình cấp thị thực đã được xem xét và sửa đổi lại sau cuộc tấn công 11 tháng 9 để phát hiện hữu hiệu hơn những kẻ có thể là khủng bố từ việc nhận được thị thực, những biện pháp này đã không chận được những cuộc tấn công của các công dân nước ngoài được nhận vào Hoa Kỳ.

Nhiều cá nhân sinh trưởng ở nước ngoài đã bị kết án hoặc có dính líu đến tội phạm khủng bố kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, bao gồm cả người có quốc tịch nước ngoài vào Hoa Kỳ sau khi nhận được thị thực diện du khách, sinh viên, hay làm việc, hoặc những người nhập cảnh thông qua các chương trình tái định cư người tị nạn của Hoa Kỳ. Tình trạng xấu đi ở một số quốc gia do chiến tranh, xung đột, thiên tai và tình trạng bất ổn dân sự làm gia tăng khả năng những kẻ khủng bố sẽ sử dụng bất kỳ phương tiện nào hầu có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cần phải thận trọng trong tiến trình cấp thị thực để đảm bảo rằng những người được chấp thuận cho nhập cảnh phải không có ý định làm hại người Mỹ và rằng họ không có những liên hệ với chủ nghĩa khủng bố.

Để bảo vệ người Mỹ, Hoa Kỳ phải bảo đảm rằng những người được chấp nhận vào đất nước này không mang thái độ thù địch và nguyên tắc sáng lập của nó. Hoa Kỳ không thể và không nên chấp nhận những người không ủng hộ Hiến pháp, hoặc những người đặt các hệ tư tưởng bạo lực trên luật pháp Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ không nên thừa nhận những người tham gia vào các hành vi cuồng tín hay thù hận (bao gồm cả việc giết chết "vì danh dự", các hình thức bạo hành đối với phụ nữ, hoặc đàn áp những người thực hành tôn giáo khác với của họ) hoặc những người sẽ hà hiếp người Mỹ mang bất kỳ chủng tộc, giới tính, hoặc khuynh hướng giới tính nào.

Phần 2. Chính sách. Chính sách của Hoa Kỳ là để bảo vệ công dân của mình từ người nước ngoài có dự định tấn công khủng bố tại Hoa Kỳ; và để ngăn ngừa việc chấp nhận người nước ngoài nào có ý định lợi dụng luật di trú/nhập cư Hoa Kỳ cho các mục đích xấu xa.

Phần 3. Đình chỉ cấp phát của thị thực nhập cảnh và các lợi ích khác cho công dân của các nước cần quan tâm đặc biệt.

(a) Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa đồng tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Giám đốc Tình báo Quốc gia, sẽ lập tức tiến hành xem xét để xác định các thông tin cần thiết từ bất kỳ quốc gia nào để rà soát bất kỳ mọi loại thị thực, việc nhập cảnh, hoặc lợi ích khác theo INA (đánh giá) nhằm để xác định rằng các cá nhân tìm kiếm lợi ích là những cá nhân hiện hữu và không phải là một mối đe dọa đến an ninh hoặc an toàn công cộng.
(b) Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa đồng tham khảo ý kiến với các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Giám đốc Tình báo Quốc gia có trách nhiệm trình lên Tổng thống một báo cáo về kết quả rà soát được mô tả trong tiểu mục (a) của mục này, bao gồm cả phán quyết của Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa về các thông tin cần thiết cho việc phán xét và một danh sách các nước không cung cấp thông tin đầy đủ, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành lệnh này. Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa sẽ cung cấp một bản sao báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Giám đốc Tình báo Quốc gia.
(c) Để tạm thời giảm bớt gánh nặng điều tra trên các cơ quan có liên quan trong thời gian rà soát được mô tả trong tiểu mục (a) của mục này, để đảm bảo việc xem xét phù hợp và sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có cho việc sàng lọc người nước ngoài, và để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn tương ứng là thiết lập để ngăn chặn sự xâm nhập của những kẻ khủng bố nước ngoài hoặc tội phạm, căn cứ theo mục 212 (f) của INA, 8 U.S.C. 1182 (f), Tôi xin tuyên bố rằng những người đó, diện nhập cư và nhập cảnh nhưng không nhập cư vào Hoa Kỳ của ngoại kiều từ các nước nêu trong phần 217 (a) (12) của INA, 8 U.S.C. 1187 (a) (12), sẽ gây phương hại đến lợi ích của Hoa Kỳ, và tôi xin đình chỉ việc nhập cảnh người nhập cư và không nhập cư vào Hoa Kỳ trong 90 ngày kể từ ngày ban hành lệnh này (trừ những công dân nước ngoài đi du lịch bằng thị thực ngoại giao, thị thực của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, thị thực C-2 cho du lịch của Liên Hiệp Quốc, và thị thực G-1, G-2, G-3, và G-4).
(d) Ngay sau khi nhận được báo cáo mô tả trong tiểu mục (b) của phần này liên quan đến các thông tin cần thiết cho việc rà soát, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ yêu cầu tất cả các chính phủ nước ngoài nào không cung cấp thông tin phải bắt đầu cung cấp các thông tin đó liên quan đến công dân của mình trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo.
(e) Sau thời hạn 60 ngày được mô tả trong tiểu mục (d) của phần này hết hạn, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa đồng tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, có trách nhiệm trình lên Tổng Thống một danh sách các nước kiến nghị bao hàm một lời tuyên bố của Tổng thống rằng sẽ cấm việc nhập cảnh của công dân nước ngoài (không bao gồm những công dân nước ngoài đi du lịch về bằng thị thực ngoại giao, thị thực của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, thị thực C-2 cho du lịch của Liên Hiệp Quốc, và thị thực G-1, G-2, G-3, và G-4) từ các nước không cung cấp các thông tin yêu cầu theo tiểu mục (d) của phần này cho đến khi sự tuân thủ diễn ra.
(f) Tại bất kỳ điểm nào sau khi nộp danh sách mô tả trong tiểu mục (e) của mục này, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa có thể gửi đến Tổng thống thêm tên của bất kỳ quốc gia nào khác để hành xử tương tự.
(g) Mặc dù có sự tạm đình chỉ chiếu theo tiểu mục (c) của phần này hoặc theo một công bố của Tổng thống được mô tả trong tiểu mục (e) của mục này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa có thể trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, và khi vì lợi ích quốc gia, có thể cấp phát thị thực hoặc vấn đề lợi ích nhập cư khác cho công dân của các nước mà thị thực và lợi ích đáng lẽ ra phải bị ngăn chặn.
(h) Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa phải nộp cho Tổng thống một báo cáo chung về những tiến bộ trong việc thực hiện lệnh này trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành, một bản báo cáo thứ hai trong vòng 60 ngày kể từ ngày ban hành, một báo cáo thứ ba trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành, và một báo cáo thứ tư trong vòng 120 ngày kể từ ngày lệnh này được ban hành.

Phần 4. Thực hiện các tiêu chuẩn sàng lọc thống nhất cho tất cả các chương trình nhập cư.

(a) Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, Giám đốc Tình báo Quốc gia và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang sẽ thực hiện một chương trình, như là một phần của quá trình rà soát cho lợi ích nhập cư, để xác định những cá nhân nào tìm cách nhập cảnh vào Hoa Kỳ trên cơ sở gian lận với ý định gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây hại sau khi nhập cảnh. Chương trình này sẽ bao gồm việc phát triển các tiêu chuẩn và thủ tục sàng lọc thống nhất, chẳng hạn như trong các cuộc phỏng vấn từng cá nhân; một kho dữ liệu các hồ sơ danh tính được cung ứng từ những người nộp đơn để đảm bảo rằng các tài liệu không được sử dụng trùng lặp bởi nhiều người nộp đơn; mẫu đơn xin sửa đổi bao gồm các câu hỏi nhằm xác định các câu trả lời gian lận và có mục đích xấu; một cơ chế để đảm bảo rằng người đương đơn nhận là kẻ đã nộp đơn; một quá trình để đánh giá khả năng của người nộp đơn sẽ trở thành một thành viên đóng góp tích cực của xã hội và khả năng của người nộp đơn để đóng góp cho lợi ích quốc gia; và một cơ chế đánh giá người nộp đơn dù có hay không có ý định thực hiện hành vi khủng bố hoặc phạm tội sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
(b) Bộ Trưởng Bộ An ninh Nội địa, cùng với các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Giám đốc Tình báo Quốc gia và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, có trách nhiệm trình lên Tổng thống báo cáo ban đầu về tiến độ của chỉ thị này trong vòng 60 ngày từ ngày ban hành, một bản báo cáo thứ hai trong vòng 100 ngày kể từ ngày ban hành, và một báo cáo thứ ba trong vòng 200 ngày kể từ ngày ban hành lệnh này.

Phần 5. Tái tổ chức các chương trình tuyển nhận người tị nạn của Hoa Kỳ cho năm tài chính 2017.

(a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ đình chỉ Chương trình Tuyển nhận Tị nạn của Hoa Kỳ (USRAP) trong 120 ngày. Trong khoảng thời gian 120 ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, phối hợp với Bộ Trưởng Bộ An ninh Nội địa và tham khảo ý kiến với Giám Đốc Tình báo Quốc gia, tiến hành rà soát các đơn xin và xem xét quá trình USRAP để xác định những thủ tục bổ sung cần được thực hiện để bảo đảm rằng những người được chấp thuận cho việc tuyển nhận người tị nạn không gây ra mối đe dọa đối với an ninh và phúc lợi của Hoa Kỳ, và có trách nhiệm thi hành các thủ tục bổ sung này. Đơn xin tị nạn đã có trong quá trình USRAP có thể được chấp nhận khi tiến hành và hoàn thành các thủ tục sửa đổi. Khi kết thúc 120 ngày kể từ ngày ban hành lệnh này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục USRAP chỉ cho công dân của các nước mà các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, và Giám đốc Tình báo Quốc gia đã cùng nhau xác định rằng thủ tục bổ sung như vậy là đủ để bảo đảm sự an toàn và phúc lợi của Hoa Kỳ.
(b) Khi việc nối lại sự tuyển nhận của USRAP, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tham khảo ý kiến với Bộ Trưởng Bộ An ninh Nội địa, trong phạm vi pháp luật cho phép được tiếp tục chỉ đạo để thực hiện thay đổi ưu tiên cho các yêu cầu tị nạn của cá nhân căn cứ trên cơ sở tôn giáo bị đàn áp, với điều kiện là các tôn giáo của cá nhân là một tôn giáo thiểu số trong nước của cá nhân có quốc tịch. Trong trường hợp cần thiết và phù hợp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa sẽ đề nghị dự luật để Tổng thống có thể hỗ trợ với thứ tự ưu tiên như vậy.
(c) Chiếu theo phần 212 (f) của INA, 8 U.S.C. 1182 (f), tôi xin tuyên bố rằng sự thâm nhập của các công dân Syria với tư cách là người người tị nạn có phương hại đến lợi ích của Hoa Kỳ và do đó tạm ngưng bất kỳ việc nhập cảnh như thế cho đến khi tôi đã xác định rằng đầy đủ thay đổi đã được thực hiện cho USRAP để bảo đảm rằng tiếp nhận người tị nạn Syria là phù hợp với lợi ích quốc gia.
(d) Chiếu theo phần 212 (f) của INA, 8 U.S.C. 1182 (f), tôi xin tuyên bố rằng sự nhập cảnh của hơn 50.000 người tị nạn trong năm tài chính 2017 sẽ là bất lợi đến lợi ích của Hoa Kỳ, và do đó tạm ngưng bất kỳ mục nào như vậy cho đến khi tôi xác định rằng việc tuyển nhận bổ sung sẽ nằm trong lợi ích quốc gia.
(e) Mặc dù việc đình chỉ tạm thời áp đặt theo tiểu mục (a) của mục này, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa cùng có thể xác định thừa nhận cá nhân đến Hoa Kỳ với tư cách là người tị nạn xét trên từng trường hợp cụ thể, tùy theo quyết định của họ, nhưng chỉ miễn là họ xác định rằng sự chấp nhận cá nhân này với tư cách là người tị nạn là vì lợi ích quốc gia -- kể cả khi người đó là một tôn giáo thiểu số tại nước người ấy có quốc tịch và đang phải đối mặt với đàn áp tôn giáo, sự chấp nhận người đó sẽ cho phép Hoa Kỳ chấp hành phù hợp với hành xử của mình đối với một thỏa thuận quốc tế từ trước, hoặc khi người đó đã quá cảnh và việc từ chối tuyển nhận sẽ gây khó khăn quá đáng -- và điều đó sẽ không gây nguy hiểm cho sự an toàn và phúc lợi của Hoa Kỳ.
(f) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trình lên Tổng thống báo cáo ban đầu về tiến độ của các chỉ thị trong tiểu mục (b) của phần này liên quan đến việc ưu tiên các tuyên bố của các cá nhân trên cơ sở đàn áp tôn giáo dựa trên trong vòng 100 ngày kể từ ngày ban hành lệnh này và phải nộp lên báo cáo thứ hai trong vòng 200 ngày kể từ ngày ban hành lệnh này.
(g) Đây là chính sách của ngành hành pháp mà trong phạm vi cho phép của pháp luật và thực hiện được, Tiểu bang và các cơ chế pháp lý tại địa phương được giao một vai trò trong quá trình xác định việc sắp xếp hoặc giải quyết trong thẩm quyền của mình về người ngoại kiều hội đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ với tư cách tị nạn. Cuối cùng, Bộ Trưởng Bộ An ninh Nội địa sẽ xem xét pháp luật hiện hành để xác định mức độ cho phù hợp với pháp luật hiện hành, Tiểu bang và các cơ chế pháp lý tại địa phương có thể tham gia nhiều hơn trong quá trình xác định các sắp xếp hoặc việc tái định cư người tị nạn trong thẩm quyền của mình, và có trách nhiệm đưa ra một đề nghị để thúc đẩy tham gia một cách hợp pháp như vậy.

Phần 6. Hủy bỏ các thực hành của cơ quan thẩm quyền liên quan đến các căn cứ khủng bố cho việc không thể tuyển nhận. Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa sẽ tham khảo ý kiến Bộ trưởng Bộ Tư pháp, xem xét việc hủy bỏ các thực hành của cơ quan thẩm quyền trong phần 212 của INA, 8 U.S.C. 1182, liên quan đến các căn cứ khủng bố không thể tuyển nhận, cũng như bất kỳ biên bản ghi chú thực thi có liên quan.

Phần 7. Khẩn cấp hoàn tất hệ thống sinh trắc học theo dõi xuất nhập cảnh.

(a) Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa sẽ đẩy nhanh việc hoàn thành và thực hiện một hệ thống sinh trắc học theo dõi xuất nhập cảnh cho tất cả du khách đến Hoa Kỳ, theo khuyến cáo của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ.
(b) Bộ Trưởng Bộ An ninh Nội địa phải đệ trình các báo cáo định kỳ cho Tổng thống về tiến độ của các chỉ thị chứa trong tiểu mục (a) của phần này. Các báo cáo ban đầu sẽ được đệ trình trong vòng 100 ngày kể từ ngày ban hành, một bản báo cáo thứ hai sẽ được đệ trình trong vòng 200 ngày kể từ ngày ban hành, và một báo cáo thứ ba phải được đệ trình trong vòng 365 ngày kể từ ngày ban hành lệnh này. Thêm vào đó, Bộ Trưởng phải báo cáo mỗi 180 ngày sau đó cho đến khi hệ thống được triển khai đầy đủ và hoạt động.

Phần 8. An ninh phỏng vấn thị thực.

(a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ ngay lập tức đình chỉ Chương trình Miễn Phỏng vấn Thị thực và bảo đảm tuân thủ với phần 222 của INA, 8 U.S.C. 1222, trong đó yêu cầu tất cả các cá nhân đang muốn có một thị thực không di dân phải trải qua một cuộc phỏng vấn trực diện, tùy thuộc vào trường hợp ngoại lệ theo luật định cụ thể.
(b) Trong phạm vi pháp luật cho phép và lệ thuộc vào phân bổ có sẵn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngay lập tức nên mở rộng các Chương trình Học bổng Lãnh sự quán, kể cả bằng cách gia tăng đáng kể số lượng nghiên cứu sinh, kéo dài hoặc làm cố định thời gian phục vụ, và thực hiện đào tạo ngôn ngữ có sẵn đến các học viên Học viện Dịch vụ Ngoại giao cho nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi khả năng ngôn ngữ chính của họ, để đảm bảo rằng thời gian chờ đợi cho phỏng vấn thị thực thị thực dạng không di dân không bị ảnh hưởng quá mức.

Phần 9. Thị thực hiệu lực hỗ tương. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ xem xét tất cả các thỏa thuận của thị thực hỗ tương dạng không định cư, đối với từng phân loại thị thực, để bảo đảm rằng các thỏa thuận là thật sự tương phản trong chừng mực khả thi về thời hạn hiệu lực và lệ phí, theo đòi hỏi của phần 221 (c) và 281 của INA, 8 8 U.S.C. 1201 (c) và 1351, và đối xử khác. Nếu một quốc gia không đối xử với công dân Hoa Kỳ đang tìm kiếm thị thực không di dân một cách tương ứng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nên điều chỉnh thời hạn hiệu lực của thị thực, biểu phí, hoặc biện pháp khác để cho giống với biện pháp từ nước ngoài cho các công dân Hoa Kỳ, trong chừng mực thực hiện được.

Phần 10. Tính minh bạch và sự thu thập dữ liệu.

(a) Để minh bạch hơn với dân chúng Hoa Kỳ, và để thực hiện hiệu quả hơn các chính sách và thực tiễn phục vụ lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa đồng tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, có trách nhiệm, phù hợp với luật pháp và an ninh quốc gia, thu thập và công bố công khai trong vòng 180 ngày, và mỗi 180 ngày sau đó:
(i) thông tin về số lượng ngoại kiều ở Mỹ, những người đã bị buộc tội liên quan đến khủng bố trong khi tại Hoa Kỳ; bị kết án về tội liên quan đến khủng bố trong khi tại Hoa Kỳ; hoặc bị loại khỏi Hoa Kỳ dựa trên hoạt động liên quan đến khủng bố, liên kết hay hỗ trợ vật chất cho một tổ chức liên quan đến khủng bố, hoặc bất kỳ lý do an ninh quốc gia khác, kể từ ngày lệnh này hoặc kỳ báo cáo cuối cùng ban hành, bất cứ điều nào xảy ra gần đây nhất;
(ii) thông tin về số lượng ngoại kiều ở Mỹ, những người đã chuyển sang cực đoan sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tham gia vào các hành vi liên quan đến khủng bố, hoặc những người đã cung cấp hỗ trợ vật chất cho các tổ chức liên quan đến khủng bố ở các nước gây ra mối đe dọa cho Hoa Kỳ, kể từ ngày lệnh này hoặc kỳ báo cáo cuối cùng ban hành, bất cứ điều nào xảy ra gần đây nhất; và
(iii) các thông tin về số lượng và loại hành vi bạo lực trên cơ sở giới tính đối với phụ nữ, bao gồm cả việc vinh danh giết chóc, tại Hoa Kỳ bởi công dân nước ngoài, kể từ ngày lệnh này hoặc kỳ báo cáo cuối cùng ban hành, bất cứ điều nào xảy ra gần đây nhất; và
(iv) bất kỳ thông tin khác có liên quan đến an toàn và an ninh như được xác định của Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, bao gồm cả thông tin về tình trạng di trú của ngoại kiều với tội danh nghiêm trọng.
(b) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nên, trong vòng một năm kể từ ngày lệnh này ban hành, cung cấp một báo cáo về chi phí ước tính dài hạn của USRAP tại Liên bang, Tiểu bang và các cấp địa phương.

Phần 11. Quy định chung.

(a) Không có gì trong sắc lệnh này nhằm giảm bớt hoặc ảnh hưởng đến:
(i) thẩm quyền được luật pháp thừa nhận cho một ban ngành hoặc cơ quan hành pháp, hoặc trưởng phòng của ban ngành ấy; hoặc là
(ii) các chức năng của Giám Đốc Văn Phòng Quản Lý và Ngân Sách liên quan đến đề nghị về ngân sách, hành chính, hoặc lập pháp.
(b) Sắc lệnh này sẽ được thực hiện phù hợp với pháp luật hiện hành và lệ thuộc vào sự phân bổ có được.
(c) Sắc lệnh này không nhằm mục đích, và không tạo ra bất kỳ quyền hạn hoặc lợi ích, nội dung hoặc thủ tục, thực thi theo pháp luật hoặc trong công bằng bởi bất kỳ phe phái nào chống lại Hoa Kỳ, cùng các ban ngành, cơ quan, hoặc các thực thể, các giới chức, nhân viên, hoặc các nhân vật đại diện, hoặc bất kỳ người nào khác.

NHÀ TRẮNG
27 tháng 1 năm 2017.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:
Bản dịch:

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.

 

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.