Bước tới nội dung

Trợ lý Ngoại trưởng Vụ Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel R. Russel phát biểu tại tiệc kỷ niệm Ngày ASEAN

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trợ lý Ngoại trưởng Vụ Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel R. Russel phát biểu tại tiệc kỷ niệm Ngày ASEAN  (2013) 
của Daniel R. Russel, do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dịch

Phát biểu ngày 15 tháng 8 năm 2013.

Bản thảo để đọc

Thủ đô Washington

Ngày 15/8/2013

Xin chào và hoan nghênh. Tôi xin dành lời chào đón nồng nhiệt đến các vị khách quý thuộc ngoại giao đoàn.

Thay mặt Bộ trưởng Kerry, tôi rất vui mừng về sự hiện diện của tất cả quý vị ở đây với chúng tôi để kỷ niệm 46 năm thành lập tổ chức quan trọng này, Hiệp hội Các nước Đông Nam Á. Như Bộ trưởng đã nhắc đến trong một tuyên bố tuần trước vào ngày 8/8, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ASEAN, Hoa Kỳ cam kết sâu sắc đối với việc hỗ trợ và hợp tác với ASEAN.

Tôi xin ghi nhận tất cả những công việc mà Brunei đã thực hiện với tư cách là Chủ tịch ASEAN trong năm nay - và cho các nỗ lực to lớn sắp tới. Chúng tôi rất mong sẽ tham gia vào Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10 để đẩy mạnh hơn nữa sự gắn kết của chúng tôi trong năm nay.

ASEAN ngày càng quan trọng. Mười nước ASEAN bao gồm hai đồng minh thân cận của Hoa Kỳ theo hiệp ước, các đối tác an ninh quý giá, các nền dân chủ lớn mạnh, và các quốc gia đa số Hồi giáo vừa ôn hoà vừa có tầm ảnh hưởng. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ năm của Hoa Kỳ và thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của chúng tôi.

Sau khi Hoa Kỳ gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN vào năm 2009, và để thể hiện một cách rõ ràng về sự ủng hộ của chúng tôi đối với ASEAN, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia ngoài ASEAN đầu tiên lập một phái bộ riêng tại ASEAN đặt ở Jakarta vào tháng 6/2010. Phái bộ phục vụ cho việc gắn kết và hợp tác thường xuyên với ASEAN thông qua một phương pháp tiếp cận có hệ thống và cũng đóng vai trò là biểu tượng dễ thấy nhất về cam kết của chúng tôi đối với thành công của ASEAN. Ở đây tại Washington, Scot Marciel, cựu Đại sứ của chúng tôi tại Indonesia vừa mới trở về, sẽ quản lý sự gắn kết của Hoa Kỳ với Đông Nam Á trên cương vị mới là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Chủ chốt về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Tất cả quý vị đều biết rằng Scot là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại ASEAN, trong năm 2007, vì vậy thật là đặc biệt phù hợp khi ông có mặt ở đây để kỷ niệm cũng với chúng ta.

Sự gắn kết của Hoa Kỳ với các nước ASEAN liên quan đến các cấp cao nhất của chính phủ của chúng tôi. Tổng thống Obama đã tham dự ba Hội nghị Cấp cao Đông Á gần đây và năm nay tại Brunei sẽ là hội nghị thượng đỉnh thứ năm liên tiếp giữa ông với các nhà lãnh đạo ASEAN. Ông sẽ đến thăm tám nước ASEAN - một số nước ông đến thăm hơn một lần. Cựu Ngoại trưởng Clinton đã tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Hoa Kỳ-ASEAN thường xuyên trong nhiệm kỳ của mình, và đến thăm từng quốc gia thành viên ASEAN. Thư ký Kerry lần đầu tham dự cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN và hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Hoa Kỳ vào tháng 7/2013.

Quan hệ đối tác ASEAN-Hoa Kỳ có nền tảng là hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, an ninh và văn hóa. Cam kết của chúng tôi với các nước ASEAN đã dẫn đến kết quả cụ thể trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Công việc của chúng tôi thông qua Sáng kiến Hạ vùng Sông Mekong đã dẫn đến kết quả tích cực hỗ trợ việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 và phát triển trong khu vực tiểu vùng hạ lưu sông Mekong. Và Hoa Kỳ cam kết xây dựng năng lực cho Ban Thư ký ASEAN

Các hoạt động giao lưu nhân dân với trọng tâm cụ thể về ASEAN hoặc có sự tập trung cao vào các quốc gia thành viên ASEAN đóng vai trò ngày càng tăng trong quan hệ đối tác sôi động của chúng ta. Một dự án chung trị giá 25 triệu đôla được tài trợ bởi Chính phủ Brunei phối hợp với Vụ Các vấn đề Giáo dục và Văn hóa (ECA) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có mục đích nâng cao kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh trong ASEAN. Một sáng kiến ​​Fulbright Hoa Kỳ-ASEAN mới dành cho các học giả Fulbright ASEAN hỗ trợ nghiên cứu về các chủ đề liên quan đến ASEAN tại Hoa Kỳ, và cho phép học giả Fulbright Hoa Kỳ tiến hành nghiên cứu ở các nước thành viên ASEAN. Sáng kiến ​​này được xây dựng với hơn 700 suất học bổng Fulbright dành cho công dân các nước thành viên ASEAN hoặc Hoa Kỳ mỗi năm để nghiên cứu hoặc giảng dạy.

Chúng tôi rất vui mừng rằng có mặt với chúng ta hôm nay là hai người nhận học bổng đến từ ASEAN và hiện đang ở Hoa Kỳ, một là Anthony Regis, từ Philippines, là Giám đốc về Hòa bình và Giải quyết Xung đột thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á về Quản trị Địa phương, ông sẽ dành bốn tháng tới đây làm việc cho Trung tâm Thanh Thiếu Niên Mỹ Latinh ở đây tại thủ đô Washington, DC, trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu sinh Chuyên nghiệp về Các giải pháp Cộng đồng của ECA. Người còn lại là Sharon Wilson từ Malaysia, hiện đang giảng dạy tại Khoa Công nghiệp Sáng tạo tại Đại học Tunku Abdul Rahman, và sẽ tới trường Đại học Ohio với học bổng nghiên cứu Fulbright trong khuôn khổ Chương trình Học giả cấp viện của Hoa Kỳ về Báo chí và Truyền thông.

Xin chào mừng cả hai bạn, và chúng tôi hy vọng các bạn sẽ trao đổi kinh nghiệm thành công ở đây tại Hoa Kỳ. Cam kết của chúng tôi với những hoạt động giao lưu nhân dân với các quốc gia thành viên ASEAN là một trong những cách chúng tôi sử dụng để tăng cường các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và tất cả mười nước ASEAN.

Cùng lúc chúng ta nhìn lại sự thành công của 46 năm qua, tôi tin tưởng rằng sự gắn kết của chúng tôi với các nước ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy tính thống nhất của hiệp hội, thúc đẩy chương trình nghị sự của hiệp hội, đẩy mạnh liên kết và thịnh vượng, tăng cường hợp tác khu vực, và mang lại cho ASEAN không gian lớn hơn để phát triển và trở thành mỏ neo và trung tâm trong các cấu trúc đang nổi lên của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Vậy xin nói lời “Chúc mừng sinh nhật" dành cho ASEAN đồng thới với việc chúng tôi chào mừng những thành tựu của quý vị. Xin cảm ơn.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:
Bản dịch: