Khẩu quyết Vịnh Xuân quyền

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Khẩu quyết Vịnh Xuân quyền
của không rõ

Xưa nay, trong các môn qui võ phái Trung Hoa, Khẩu quyết hay còn gọi là Yếu pháp, Yếu lĩnh, chỉ được tông truyền cho chính truyền nhân kế thừa, do vậy, phần Yếu pháp luôn là bí mật của các môn phái.

Tài liệu này được phổ biến ra để cho những người đồng môn (Vịnh Xuân quyền) tham khảo và do vậy cũng khó có thể truy nguyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

少林詠春拳要法 Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền Yếu Pháp[sửa]

1.拳不離心

Quyền bất ly tâm
2 tay quyền luôn nằm tại Trung Tâm Tuyến 中心線 (Tý Ngọ Tuyến 子午線)

2.足不離地

Túc bất ly địa
2 chân không rời đất

3.速度制拙力– 角度制速度

Tốc độ chế chuyết lực - Giác độ chế tốc độ
Lấy nhanh nhẹn chống lại sức mạnh – lấy góc độ chống lại sự nhanh nhẹn (đổi trục, đổi góc)

4.借力論-借用他力 - 破力不运力

Tá lực luận - tá dụng tha lực – phá lực bất vận lực
Về chuyện mượn sức (lực), phải biết mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương – nghĩa là phá sức bất vận sức (buông lỏng)

5.捨力論-捨棄拙力- 的力量

Sả lực luận - sả khí chuyết lực - đích lực lường
Không vận sức (không dùng chuyết lực: lực vụng về) mới vận sức tận lực (phát kình發勁)

6.简異制複杂 - 自然破詞章

Giản dị chế phức tạp - Tự nhiên phá tự chương
Sự đơn giản là bí quyết chế ngự sự phức tạp – vô chiêu thắng hữu chiêu, nghĩa là thuận theo thế tự nhiên

7.直路制橫直 -橫直制直路

Trực lộ chế hoành lộ - hoành lộ chế trực lộ
Đường thẳng chế đường cong - đường cong chế đường thẳng

8.來留去送 (來迎去送)

Lai lưu khứ tống (Lai nghinh khứ tống)
Đến thì đón, đi thì tiễn biệt

9.问手護手(护手)不分別

Vấn thủ Hộ thủ bất phân biệt (trong Vấn có Hộ)
Công thủ là một (trong phép Thủ có phép Công)

10. 無手不歸

Vô thủ bất qui
Dùng đường tròn hóa kình thì quyền pháp lưu loát liên tục không cần rút tay về (hồi qui)

11.脱手直衝

Thoát thủ trực xung
Dùng đường thẳng khi xuất quyền tấn kích đối phương thật cấp kỳ sau khi thoát kiều


詠春拳要法歌訣 – VỊNH XUÂN QUYỀN YẾU PHÁP CA QUYẾT[sửa]

葉問宗師並無歌訣留下 – Diệp Vấn Tôn Sư Tịnh Vô Ca Quyết Lưu Hạ[sửa]

葉問口訣 – Diệp Vấn Khẩu Quyết[sửa]

• 念頭不正,終生不正

Niệm đầu bất chính, chung sinh bất chính
Nhập môn luyện Tiểu Niệm Đầu cho đúng, nếu sai sau này sẽ sai hết

• 念頭主手(一說守),尋橋主腳(與步)

Niệm đầu chủ thủ (nhất thuyết thủ), tầm kiều chủ cước (dữ bộ )
Bài Tiểu Niệm Đầu chủ luyện tay – Thủ pháp (thuyết khác nói là luyện phòng thủ), bài Tầm Kiều chủ luyện chân (đòn đá – Cước pháp) và bộ pháp (luyện bộ hình di chuyển)

• 標指不出門 (拳法)

Tiêu chỉ bất xuất môn (quyền pháp )
Bài Tiêu chỉ truyền dạy môn đồ thân tín trong môn phái

• 來留去送,甩手直衝

Lai lưu khứ tống, sủy thủ trực hành
Đối phương đến thì đón lại đi thì tiễn biệt, không theo tay địch, tay địch rời tay ta và sơ hở Trung Tâm Tuyến thì nên đánh thẳng vào đó liền tức thì.

• 撳頭扢尾,撳尾扢頭,中間(飄)膀起

Khấm đầu cột vĩ, khấm vĩ cột đầu, trung gian (phiêu ) bàng khởi
Đối phương đè phần đầu thì phần dưới nổi lên (cứu ứng), đè phần dưới thì phần đầu nổi lên (cứu ứng), ngay từ đầu ở một bên mà giữ vững Trung Tâm Tuyến

• 正身子午,側身以膊(為子午)

Chính thân Tý Ngọ, trắc thân dĩ bác (vi Tý Ngọ)
Thân thủ phải luôn ở trên Trung Tâm Tuyến là trục Tý Ngọ Tuyến, khi nghiêng thân người cũng phải luôn nhớ lấy Tý Ngọ Tuyến (Trung Tâm Tuyến) làm chuẩn trong phép công thủ

• 朝面追形,而(追形)不追手,以形補手,以手補形

Triều diện truy hình, nhi (truy hình) bất truy thủ, dĩ hình bổ thủ, dĩ thủ bổ hình
Ngay khi đối phương vừa xuất đầu lộ diện, ngay lập tức (theo sát đối phương) không theo tay, do lấy hình tư thức đối phương căn cứ mà biết được tay của đối phương, ngược lại nhờ tay đối phương mà biết được hình đối phương cử động

• 力由地起,拳由心發,手不出門(手不離午)

Lực do địa khởi, quyền do tâm phát, thủ bất xuất môn (thủ bất li ngọ)
Kình lực xuất phát từ dưới đất (nơi 2 bàn chân và bộ tấn), quyền phát từ nơi tâm ý, khi thủ nhớ không ra ngoài cửa (khi phòng thủ nhớ không xa rời trục Tý Ngọ Tuyến) - ở đây ý nói 2 tay không nên đưa xa rời ra ngoại thân và Trung Tâm Tuyến Chính Thân

• 避實擊虛 (遇實則卸,見虛即進)

Tị thực kích hư (ngộ thực tắc tá, kiến hư tức tiến)
Tránh thực mà đánh cái hư (gặp cái thực thì bỏ tránh đi, gặp cái hư thì tiến tới) - ở đây ý nói đối phương thực (mạnh) thì ta hư (tránh né), đối phương hư (yếu hơn) thì ta thực (đánh thẳng tới)

• 畏打(終)須打,貪打(終)被打。(不畏打,不貪打)

Uỷ đả (chung) tu đả, tham đả (chung) bị đả. (bất ủy đả, bất tham đả)
Sợ đánh nhau cuối cùng cũng phải đánh nhau, thích đánh nhau cuối cùng lại bị đánh (không sợ đánh, không ham đánh) - Ở đây ý nói phải để cho tâm ý tĩnh lặng không lo lắng vào việc đánh hay không đánh đối phương

• 轉馬手先行。上馬手先行。(轉馬上馬,樁手先行)

Chuyển mã thủ tiên hành. Thượng mã thủ tiên hành. (chuyển mã thượng mã, trang thủ tiên hành)
Thay đối bộ vị và phương hướng (di chuyển bộ hình) thì tay cũng phải theo trước tiên. Tiến bộ lên thì tay cũng phải lên theo. (di chuyển mã bộ, tay cũng phải đi theo)

•留情不出手,出手不留情。(留情不打,打不留情)

Lưu tình bất xuất thủ, xuất thủ bất lưu tình. (lưu tình bất đả, đả bất lưu tình)
Đã còn lưu luyến tình cảm thì đừng ra tay đánh, hễ ra tay đánh thì không được lưu luyến tình cảm. (còn giữ tình cảm thì không đánh, hễ đánh thì không cần giữ tình cảm gì nữa)

• 不挑不格,消打同時

Bất thiêu bất cách, tiêu đả đồng thì
Không biết dẫn dụ đối phương thì chưa phải là biết võ, khi ra tay đánh thì phải đồng thời biết phép biến hóa - Ở đây ý nói trong võ thuật phải biết dẫn dụ đối phương, biết ra tay đánh người thì cũng phải biết phép biến hóa khi đối phương phản ứng lại

適用口訣 – Thích Dụng Khẩu Quyết[sửa]

• 枕手橋上過,攤手中門內,伏手控外門

Chẩm thủ kiều thượng quá, than thủ trung môn nội, phục thủ khống ngoại môn
Chẩm thủ là thế chưởng vỗ xuống tay địch rồi mượn sức địch đánh trả, Than thủ là tay đưa ra chiếm Trung Môn, Phục thủ chiếm ra ngoài (Ngoại Môn) rồi tay kia còn lại đánh trả. Có thể hiểu thêm là khi gối tay (Chẩm thủ) thì tay phải luôn nằm trên Kiều Thủ của đối phương, khi tản (gạt) tay đối phương nhớ phòng thủ Trung Tâm Tuyến Nội Thân, khi đè (phục) tay đối phương phải làm chủ được bên ngoài thân - Ở đây ý nói tay của ta phải luôn nằm trên tay đối phương và phải luôn giữ điểm trọng yếu là Trung Tâm Tuyến và bao quát bên ngoài thân (tức là kiểm soát các góc độ xoay chuyển)

• 膀手不留橋,間手破中出,構手枕伏化

Bàng thủ bất lưu kiều, gian thủ phá trung xuất, cấu thủ chẩm phục hóa
Dùng Bàng thủ thì không cần giữ tay đối phương lâu, cần len tay đánh vào khoảng không gian giữa trong thân đối phương, khung tay (khuôn tay quyền) phải luôn trên tay đối phương và ẩn giấu kình lực đi khi biến hóa

• 膀手非手,錯膀非錯

Bàng thủ phi thủ, thác bàng phi thác
Khi dùng Bàng thủ chống đỡ Kiều thủ đối phương, không thể không rõ cách dùng Bàng thủ

用力三論 – Dụng Lực Tam Luận[sửa]

• 捨力論-捨棄拙力

Sả lực luận - sả khí chuyết lực
Về chuyện không dùng sức (lực), phải vứt bỏ hết chuyện dùng sức (lực) vụng về

• 卸力論-卸去來力

Tá lực luận - tá khứ lai lực
Về chuyện cởi bỏ việc dùng sức (lực), phải cởi bỏ việc dùng sức (lực) chống sức (lực) đến từ đối phương

• 借力論-借用他力

Tá lực luận - tá dụng tha lực
Về chuyện mượn sức (lực), phải biết mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương

中門論 – Trung Môn Luận[sửa]

• 中門論-人體中門最弱,是攻擊目標,也是重點守護的地方。手由心發,上至頭頂,中為心窩,下達胯襠。老洪拳、羅漢拳、鶴拳(包括空手道),則分四門八方。詠春則重中門內外。

Trung môn luận - nhân thể trung môn tối nhược, thị công kích mục tiêu, dã thị trọng điểm thủ hộ đích địa phương. Thủ do tâm phát, thượng chí đầu đỉnh, trung vi tâm oa, hạ đạt khóa đang. Lão Hồng quyền - La Hán quyền - Hạc quyền (bao quát không thủ đạo), tắc phân tứ môn bát phương. Vịnh Xuân tắc trọng trung môn nội ngoại.
Bàn về Trung môn - trung môn là nơi yếu nhất trên cơ thể con người, thường là mục tiêu bị tấn công nhiều, cần phải luôn phòng thủ những nơi trọng yếu. Tay ra đòn do tâm trí phát động, ở trên thì có đỉnh đầu, giữa thì là nơi quả tim, dưới thì là nơi háng đùi và huyệt Trường Cường. Các môn Lão Hồng quyền - La Hán quyền - Hạc quyền (và cả Không Thủ Đạo), lấy nguyên tắc bốn phương tám hướng. Vịnh Xuân lấy nguyên tắc Trung Môn Nội Ngoại trong phép công thủ

• 直線論-兩點之間,直線最短

Trực tuyến luận - lưỡng điểm chi gian, trực tuyến tối đoản
Bàn về Trực tuyến - có 2 điểm phân chia, thì trực tuyến là đường ngắn nhất trong phép công thủ

• 子午論-用中守中

Tý Ngọ luận - dụng trung thủ trung
Bàn về trục Tý Ngọ - áp dụng Trung (Tâm Tuyến) thì phải phòng thủ từ Trung (Tâm Tuyến).

• 失午論-身手步全論

Thất ngọ luận - thân thủ bộ toàn luận
Bàn về trục Thất Ngọ - áp dụng thân thủ toàn bộ

戰鬥法 – Chiến Đấu Pháp[sửa]

• 問路尋橋手先行

Vấn lộ tầm kiều thủ tiên hành
Dò đường tìm tay (Kiều thủ) của đối phương phải dùng tay đi trước - nghĩa là khi mới vào trận chưa tấn công được đối phương thì nên tìm cách bắc cầu (tầm kiều) với một vài bộ phận trên cơ thể đối phương bằng cách dụ đối phương chạm tay với ta

• 手黐手,無訂(地方)走

Thủ li thủ, vô đính (địa phương) tẩu
Dùng phép dính tay để bám sát đối phương, không để đối phương chạy thoát

• 用巧勁,避拙力-即借力

Dụng xảo kình, tị chuyết lực - tức tá lực
Dùng Kình khéo léo, tránh dùng Lực vụng về (Chuyết Lực) - tức là mượn (Tá 借) lực đối phương khi thực hiện phép Li Thủ

• 迫步追形

Bách bộ truy hình
Trong vòng 100 bước phải theo sát (truy bức) đối phương - nghĩa là không cho đối phương một giây cơ hội phản công hồi kích hay bỏ chạy thoát khi thực hiện phép Li Thủ

勁法 – Kình Pháp[sửa]

• 捨拙力 - 捨棄不必要之力量

Sả chuyết lực - sả khí bất tất yếu chi lực lường
Bỏ hết lực vụng về - bỏ hết không còn gì tức không cần dùng đến lực (sức mạnh) do thể xác - ở đây có nghĩa là không dùng sức mạnh bề ngoài của kẻ bì phu (cơ bắp)

• 卸來力 - 卸減他人來攻的力量

Tá lai lực - tá giảm tha nhân lai công đích lực lường
Mượn lực đến từ bên ngoài - mượn lực của người bên ngoài (đối phương, ngoại nhân) mới chính là biết dùng sức lực

• 借他力 - 來留去送

Tá tha lực - lai lưu khứ tống
Phải mượn sức từ bên ngoài của địch nhân - đến thì đón đi thì tiễn biệt - ở đây nghĩa là không nên dùng sức đánh ngoại nhân mà nên dùng sức đối phương đánh lại đối phương cho nên đến thì đón (nương theo sức đối phương mà kéo) mà đi thì tiễn (mượn sức đối phương hồi về mà trả lại).

• 施巧勁 - 甩手直衝

Thi xảo kình - sủy thủ trực hành
Nên thực hiện kình khéo léo - buông lỏng đôi tay giống như ném thẳng ra khi phát kình (không theo tay địch, không dùng chuyết lực kháng lại sức địch)