Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/130

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
136
NGO SI LIÊN

Kính Đường nhà Hậu Tấn, (936) — năm ấy nhà Hậu-Đường mất.

Đinh Dậu — năm thứ 2 hiệu Thiên-Phúc bên Hậu Tấn (937) — mùa Xuân, tháng ba, nha tướng của Dương-Đình-Nghệ là Kiểu-công-Tiễn — sử Cương mục chép là Công Giao — giết Đình-Nghệ mà thay làm Tiết-độ.[1].

Mậu tuất. — năm thứ 3 hiệu Th. Ph. bên H. T. (938)—mùa Đông, tháng chạp, nha tướng của Đình-Nghệ là Ngô-Quyền từ Ái-châu cất quân đánh Công-Tiễn. Công-Tiễn sai sứ dâng của đút cầu cứu với Nam Hán. Chúa Nam-Hán là Lưu-Cung muốn nhân dịp loạn mà lấy đất ta, bèn sai con là Vạn-vương Hoằng-Tháo là Tiết-độ sứ quân Tĩnh-Hải, đổi phong là Giao-vương đem quân cứu Công-Tiễn. Chúa Hán tự làm tướng đóng ở Hải môn để làm tiếp viện. Lại hỏi kế ở Sùng văn sứ là Tiêu Ích. Ích nói: « Hiện nay mưa giầm mấy tuần. Đường biển hiểm và xa. Ngô-Quyền là tay tinh giỏi chưa có thể coi khinh được. Đại quân nên trì-trọng, dùng nhiều kẻ dẫn đường. mới có thể tiến được. Không nghe. sai Hoằng-Tháo đem quân đi thuyền từ sông Bạch-Đằng[2] tiến vào toan đánh Quyền. Nhưng Quyền đã giết Công-Tiễn rồi. Quyền nghe Hoằng-Tháo sắp tới, bảo các tướng tá rằng: « Hoằng-Tháo là một đứa trẻ ngốc mà thôi! Đem quân từ xa lại,


  1. Theo An-nam kỷ yếu thì Công-Tiễn quê ở Phong-châu.
  2. Sông Bạch-Đằng, từ sông Lục-Đầu tỉnh Bắc-Ninh chia dòng chẩy vào Hải-Dương. Một ngành theo sông Mỹ; Một ngành theo núi Châu-Cốc, cùng rót vào xã Đoan-Lễ là sông Bạch-Đằng. Phía Nam là đất huyện Thủy-Đường tỉnh Hải-Dương; phía Bắc là đất huyện Yên-Hưng tỉnh Quảng-Yên. Chuyển sang Nam chẩy 29 dậm ra cửa biển Nam-Triệu. Địa lý chí của Nguyễn-Trãi chép: sông Bạch-Đằng biệt hiệu là sông Vân-Cừ, rộng hơn hai dậm. Muôn non đứng sắp; các nước giao dòng; sóng nổi liền trời! Cây che rợp bãi! Thật là nơi hiểm yếu của đường biển. Xưa Ngô-Vương-Quyền đánh bại Hoằng-Tháo, Trần-Hưng-Đạo đánh bại Quân Nguyên đều ở đấy ».