Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
17
VĂN-MINH HỌC-THUẬT NƯỚC PHÁP

lùi về, khiến cho văn-minh Âu-châu khỏi phải chìm đắm trong cái sóng giã-man theo chân quân rợ-mọi mà chàn sang vậy. Lại hai thế-kỷ về sau, giặc Hồi-hồi tiếng sang nam-bộ Âu-châu, nước Pháp cũng phá tan được ở đồng-bằng Poitiers, cứu được đạo Thiên-chúa khỏi cái nạn dị-đoan. Lại mới rồi giặc Đức chàn sang như nước lụt, đến bờ sông Marne nước Pháp cũng ngăn-cầm lại được, tự cứu cho mình mà lại vừa cứu cho thế-giới khỏi phải chịu cái giã-man mới của giống Điêu-đương.

Xét như thế thì cái tính-cách của lịch-sử nước Pháp thực là rộng-rãi, mà không phải khu-khu vị một mình. Không những là trong khi đối với ngoài mà có cái tính-cách ấy ; những việc riêng trong nước cũng vậy. Tựa hồ như nước Pháp có cái sức phản-chiến ra ngoài rất mạnh, phàm mình cử-hành việc gì, dẫu chỉ quan-hệ đến một mình, cũng có ảnh-hưởng ra ngoài, người khác nhân đấy mà lấy làm gương, mà bắt chước... Cứ xét một cuộc Đại Cách-mệnh năm 1789 thì đủ biết rằng cái ảnh-hưởng ấy sâu-xa là chừng nào. Cái cách-mệnh ấy bất-quá là chỉ chủ phá-đổ cái quân-chủ chính-thể cũ mà đặt dân-chủ chính-thể mới, tưởng cũng là một sự nội-biến tầm-thường, không có quan-hệ gì đến thế-giới. Bởi đâu mà mới nổi lên đã kích-động cả toàn Âu ? Chẳng phải là bởi cái cách-mệnh ấy tui vị nghĩa riêng một nước mà kiêm cả cái nghĩa chung của nhân-loại, ư ? Sau khi phá được nhà ngục Bastille, ngày 27 tháng 8 năm 1789, hội « Lập-hiến » (la Constituante) bá-cáo tờ « Nhân-quyền tuyên-ngôn », xướng lên rằng phàm làm người ai cũng được tự-do bình-đẳng cả. Nhời tuyên-ngôn ấy chỉ chung cả nhân-loại, không phải chỉ riêng một người nước Pháp. Bởi cái tính-cách đại-đồng ấy mà cuộc cách-mệnh năm 1789 đã có cái thế-lực to nhớn như thế, mà tờ « Nhân-quyền tuyên-ngôn » năm ấy đã được một nhà sử-học gọi là « cái kinh Phúc-m của thời-thế mới » .

Vị chi là lịch-sử nước Pháp cũng như văn-chương, triết-học, tôn-giáo mà cùng thuộc về một cái lý-tưởng nhân-đạo vậy.

VI

Nói tổng-kết lại thì cái nhân-đạo là cái đặc-tính hiển-nhiên, có thể gọi được là cái « linh-tính » của sự văn-minh học-thuật nước Pháp. Suy-diễn ra cũng một cái đc-tính ấy, qui-nạp lại cũng một cái linh-tính ấy.

Tiên-sinh đã suy-diễn cái tư-tưởng nhân-đạo trong suốt một bài đại-luận, nhời nhẽ nghiêm trang như cái lâu-đài cổ Hi-lạp, tình-tứ cảm-động như bộ tiểu-thuyết mới thời nay, qui-nạp lại mấy câu kết-luận như sau này :

« Cái đặc-nhiệm, cái thiên-chức của nước Pháp là phải xét mọi sự mọi vật theo cái phương-diện nhân-đạo. Bởi đó mà văn-chương, triết-học, tôn-giáo, lịch-sử nước Pháp, đều có cái cảm-lực mạnh như thế. Nước Pháp đã mang cái lòng hiếu nhân-đạo đến cực điểm, đến bực nguy-hiểm cho mình. Bình-sinh đã từng lắm phen phải lừa phải hại vì cái lòng nhân-đạo ấy. Nhưng mà cái « dại » ấy cũng là vẻ-vang, vì dại là dại không biết ghen-ghét ai, không biết nghi-hoặc người đời, dại là dại biết tróng quên những sự kinh-lịch gian nan, những sự ghen-ghét thâm-trầm, những sự tham-lam quá độ. Nước Pháp không bao giờ để lòng tin được rằng muôn việc trong thế-giới chỉ dùng cái võ-lực, cái võ-lực kiêu-căng tàn-ngược,