Trang:Nho giao 2.pdf/116

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

116
NHO-GIÁO


thường, mà kẻ tiểu-nhân thì chỉ kể cái công lợi ». (Thiên-luận XVII).

Cái quan-niệm chia Trời với người phân-biệt ra như thế, là khởi đầu từ Tuân-tử. Về sau các học-giả trong Nho-giáo có người theo cái học ấy mà bác cái thuyết thiên nhân tương dữ. Có lẽ bởi đó mà thành ra có người nói Nho-giáo là đạo vô thần vậy.

II. — TÂM-LÝ HỌC

Tâm và đạo. — Tuân-tử đã bác cái thuyết thiên nhân tương dữ và cho người quân-tử chỉ nên biết đạo người mà thôi, thì cái học của ông tất là phải chú-trọng ở việc người và sự tri-thức của người. Vậy nên cái tâm lý-học của ông rất tinh-tường.

Ông cho tâm là chủ-tể cả vạn vật và vạn sự. Ngoài cái tâm ra thì không có sự tri-thức và sự hành-động gì cả, mà dẫu có nữa, thì cũng không có ý-nghĩa và thống-hệ, thành ra cũng như không. « Tâm giả hình chi quân giã, nhi thần-minh chi chủ giã, xuất lệnh nhi vô sở thụ lệnh. Tự cấm giã, tự sử giã, tự đoạt giã, tự thủ giã, tự hành giã, tự chỉ giã 心 者 形 之 君 也,而 神 明 之 主 也,出 令 而 無 所 受