Trang:Nho giao 2.pdf/156

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

156
NHO-GIÁO


Nay ta xét xem tại sao mà Tuân-tử lại nói là tính ác. Ông nói ngay đầu thiên Tính-ác rằng : « Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy giã 人 之 性 惡,其 善 者 僞 也: Tính của người là ác, những điều thiện là người làm ra ». Chữ ngụy viết bên chữ nhân và bên chữ vi 爲, là chữ hội-ý, có nghĩa nói việc người làm, chứ không phải nghĩa thường ta vẫn học ngụy là dối. Tuân-tử lại cắt nghĩa rõ chữ tính và chữ ngụy. Ông nói rằng: « Bất khả học, bất khả sự, nhi tại nhân giả, vị chi tính. Khả học nhi năng, khả sự nhi thành chi tại nhân giả, vị chi ngụy 不 可 學,不 可 事,而 在 人 者,謂 之 性.可 學 而 能,可 事 而 成 之 在 人 者,謂 之 僞: Không học mà hay, không làm mà thành ở người ta, gọi là tính. Có học mới hay, có làm mới thành ở người ta gọi là ngụy ». Ông lại nói ở thiên Chính-danh rằng: « Sinh ra mà có sẵn gọi là tính. Tính là do cái hòa khí xung-hợp mà sinh ra, tinh linh hợp với ngoại vật, cảm ứng lẫn nhau, không bị dịch-sử mà tự nhiên. Sự yêu, ghét, mừng, giận, thương, vui, của tính gọi là tình. Tình thì không biết thế nào là cùng, cho nên phải có tâm để chọn cái nên, cái không nên mà làm, gọi là tư-. Tâm tư-lự để khiến người ta hành-động, gọi là ngụy. Có tư-lự lâu ngày, có học-tập nhiều,