Trang:Nho giao 2.pdf/163

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

163
NHO-GIÁO


trộm, dũng mãnh thì tất đi làm giặc, tài giỏi thì làm loạn, xem xét thì làm những điều quái-lạ, biện-luận thì nói những điều hoang-đường giả-dối. Người có thầy có phép mà biết, thì chóng thông; dũng mãnh thì chóng có oai; tải giỏi thì chóng thành; xem xét thì chóng biết hết lý; biện-luận thì chóng biết phải trái. Cho nên có thầy, có phép, là cái của quí của người ta; không có thầy, không có phép, là cái vạ lớn của người ta vậy. Người mà không có thầy, không có phép, thì trọng cái tính; có thầy có phép, thì trọng cái tích-tập. Theo thầy và theo phép là sở đắc ở cái tình, mà không phải sở thụ ở cái tính. Tính không đủ để độc-lập mà trị » (Nho-hiệu, VIII).

Sự giáo-dục của Tuân-tử là cần phải có thầy và có phép, để uốn nắn cái tính người ta, mà cái hiệu-quả là cốt ở tích-tập, nghĩa là phải học tập nhiều thì mới hay được.

Học. — Tuân-tử cho sự học là sự rất cần cho người ta. Có học mới nên người ngay lành được. Cho nên nói rằng: « Nhân chi ư văn học giã, do ngọc chi ư trác ma giã 人 之 於 文 學 也,猶 玉 之 於 琢 磨 也: Người ta đối với văn-học cũng như hòn ngọc đối với sự mài dũa vậy » (Đại-lược, XXVII) Song học thì phải thế nào? Học phải theo