Trang:Nho giao 2.pdf/165

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

165
NHO-GIÁO


cũng không đục được, khắc chạm mà không bỏ, thì dẫu vàng đá cũng làm được » (Khuyến-học, I). Vậy sự học của người ta phải chuyên-nhất, thì rồi mới rèn đúc ra được cái nhân-cách tôn-quí.

Cái học của người quân-tử không phải là cái học ở cửa miệng, phải học cho hóa cả cái tâm-thần, biến cả cái bản-tính xấu của mình, khiến cho sự ngôn-ngữ, việc hành-động đều có thể làm khuôn làm phép cho người ta theo được. Cái học ấy khác với cái học của tiểu-nhân, chỉ vụ lấy sự tai nghe, miệng nói mà thôi, chứ không có ích gì cho tâm-thần. Cho nên nói rằng: « Quân-tử chi học giã, nhập hồ nhĩ, trứ hồ tâm, bố hồ tứ thể, hình hồ động tĩnh. suyễn nhi ngôn, nhuyễn nhi động, nhất khả dĩ vi pháp tắc; tiểu-nhân chi học giã, nhập hồ nhĩ, xuất hồ khẩu: khẩu nhĩ chi gian tắc tứ thốn hỹ, hạt túc dĩ mĩ thất xích chi khu tai? 君 子 之 學 也,入 乎 耳,著 乎 心,布 乎 四 體,形 乎 動 靜,端[1] 而 言,蝡 而 動,一 可 以 爲 法 則;小 人 之 學 也,入 乎 耳,出 乎 口:口 耳 之 間 則 四 寸 耳,曷 足 以 美 七 尺 之 軀 哉?Sự học của người quân-tử, vào ở tai, rõ ra ở tâm, hiện ra ở tay chân, thở ra mà nói, cụ-cựa mà động, đều là


  1. Chữ 端 đọc làm chữ 喘 suyễn.