Trang:Nho giao 2.pdf/178

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

178
NHO-GIÁO


đời loạn, dưới không theo dân đời loạn; chỗ có nhân thì không biết có sự bần-cùng, chỗ không có nhân thì không biết có sự phú quí (nhân chi sở tại vô bần-cùng, nhân chi sở vong vô phú quí 仁 之 所 在 無 貧 窮,仁 之 所 亡 無 富 貴). Thiên-hạ biết đến, thì đồng vui khổ với thiên-hạ; thiên-hạ không biết đến, thì chững-chạc đứng một mình trong khoảng trời đất mà không sợ, ấy là thượng dũng.

« Lễ thì cung mà ý thì kiệm, chỉnh-tề ở sự tín mà khinh-bỉ tài-hóa. Ai là người hiền thì dám suy-tôn mà kính chuộng, ai là kẻ bất-tiếu thì dám đẩy ra mà bỏ đi, ấy là trung-dũng.

« Rẻ mình mà trọng của cải, yên mình ở chỗ họa-nạn mà hay dùng lời bông-lông mà giải-thuyết mọi điều, cẩu-thả mà không kể điều phải điều trái, chủ ý chỉ kỳ lấy tranh thắng với người ta, ấy là hạ dũng vậy » (Tính-ác, XXIII).

Hễ kẻ học-giả không biết dùng cái dũng cho chính-đáng, thì thành ra trái với đạo-lý và làm mất cái phẩm-giá của người quân-tử. Bởi vậy Tuân-tử lại nói: « Có cái dũng của hạng cẩu-trệ, có cái dũng của bọn đi buôn và đi ăn-trộm, có cái dũng của kẻ sĩ và người quân-tử.

« Tranh ăn tranh uống, không có liêm-sỉ, không biết phải trái, không tránh chỗ đau