Trang:Nho giao 2.pdf/182

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

182
NHO-GIÁO


Lễ. — Tuân-tử cho lễ là bởi người quân-tử đặt ra để điều-lý vạn sự và giữ cái mối trị trong thiên-hạ, cho nên nói rằng: « Thiên địa giả sinh chi thủy giã, lễ nghĩa giả trị chi thủy giã, quân-tử giả lễ nghĩa chi thủy giã 天 地 者 生 之 始 也,禮 義 者 治 之 始 也,君 子 者 禮 義 之 始 也: Trời đất là cái đầu sự sinh, lễ nghĩa là cái đầu sự trị, quân-tử là cái đầu lễ nghĩa » (Vương chế, IX). Chữ thủy ở đây tức là cái gốc vậy. Người quân-tử chế ra lễ nghĩa để làm cho trên có vua có thầy, dưới có cha có con, lập thành cái gốc lớn của thiên-hạ. Nếu không có cái gốc lớn ấy thì thành ra loạn.

Tại làm sao mà có lễ? « Người sinh ra là có lòng muốn, muốn mà không được thì không thể không tìm, tìm mà không có chừng mực, giới hạn, thì không thể không tranh. Tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng. Tiên-vương ghét cái loạn, cho nên chế lễ nghĩa để phân ra trật-tự, để nuôi cái muốn của người ta, cấp cái tìm của người ta, khiến cái muốn không đến cùng kiệt các vật, các vật không làm cùng kiệt cái muốn; các vật với cái muốn phù trì lẫn nhau mà sinh trưởng, ấy là cái sở khởi của lễ. Cho nên lễ là nuôi vậy. Bậc quân-tử đã được cái nuôi, lại muốn cái phân-biệt. — Sao gọi là phân-biệt? — Rằng: Sang hèn có bậc, lớn nhỏ có khác nhau, nghèo giàu