Trang:Nho giao 2.pdf/209

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

209
NHO-GIÁO


hiền tài thì quí, không đáng thì không quí. Đời xưa dùng hình-pháp không quá cái tội, ban thưởng tước lộc không vượt qua cái đức, cho nên có khi giết cha mà dùng con làm tôi, giết anh mà dùng em làm tôi. Người thiện kẻ ác phân-biệt, ai nấy đều lấy cái trung-thành mà thông đạt, không bị sự khuất trệ. Ấy là để khuyên kẻ làm thiện và răn kẻ làm không thiện, hình phạt thì giảm bớt mà cái uy quyền thi-hành ra như nước chảy, chính lệnh rất phân-minh mà việc hóa đổi như thần » (Quân-tử, XXIV).

Cái lý-thuyết của Tuân-tử về đường chính-trị, tuy không trọng hình-pháp lắm, nhưng vì đã theo cái thuyết tính ác, thì cái kết-quả tự-nhiên tất phải trọng hình-pháp, thành ra cái tôn-chỉ của Nho-giáo bởi đó mà sai lầm đi mãi.

Tuân-tử là bậc đại-hiền trong Nho-giáo về cuối đời Chiến-quốc, học-vấn uyên-bác, văn lý tinh-vi. Ông thấy đạo của tiên-vương mờ tối, người đời mê hoặc về công-lợi và quyền-mưu, các tà-thuyết bí-từ làm loạn lòng người, cho nên ông cực-lực bài-bác các học-thnyết