Trang:Nho giao 2.pdf/225

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

225
NHO-GIÁO


dị tắc bị biến 事 異 則 備 變: việc khác thì cách phòng-bị phải biến đổi » (Ngũ-đố, XLIX). Thế mà Hàn Phi lại lấy những lẽ ấy mà bài-bác đạo của thánh hiền, thật là ông không hiểu cái tinh-thần sâu xa của Nho-giáo.

Hàn Phi lại theo cái thuyết pháp hậu vương của Tuân-tử mà thiên trọng về mặt chứng-nghiệm. Ông nói rằng: « Khổng-tử, Mặc-tử đều nói đạo vua Nghiêu, vua Thuấn, mà cái lấy cái bỏ không đồng nhau. Hai bên đều tự nhận là mình biết rõ vua Nghiêu, vua Thuấn; nhưng vua Nghiêu, vua Thuấn, không sống lại, thì ai định được cái chân-thực của đạo Nho và đạo Mặc? Nay muốn xét rõ cái đạo vua Nghiêu, vua Thuấn, từ trước 3000 năm, thì có thể nào chắc được không? Không có cái tham-nghiệm rõ-ràng mà quyết-chắc, là ngu; không quyết-chắc được mà cứ theo, là lầm vậy. Cho nên ai theo tiền-vương mà quyết-chắc ở vua Nghiêu, vua Thuấn, không phải là ngu thì là lầm vậy. Cái học ngu và lầm là trái với việc làm, đấng minh-chủ không chịu vậy » (Hiến-học, L).

Cái học cần có chứng-nghiệm chính là cái học rất hay, nhưng về đường lý-thuyết có khi dẫu không có chứng-nghiệm mà cũng có thể hay được. Vì vậy mới cần có cái tâm