Trang:Nho giao 3.pdf/113

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

113
NHO-GIÁO


thượng. Từ hạng thượng trung trở lên cho là cập-đệ. Lại có khoa minh-pháp (thi luật pháp), khoa minh-tự (thi chữ viết), khoa minh-toán (thi toán số) thì thi vấn đáp trước rồi mới thi viết.

Ngoài những khoa ấy là thường khoa, lại có bất thường khoa, là khoa chế-cử của vua định để chọn lấy những người có tài đặc-biệt. Khi có khoa chế-cử thì vua ra đầu bài. Thi xong đệ bài ra cho các quan chấm. Ai đỗ cao thì được bổ ngay làm quan to.

Từ năm Khai-nguyên (713-741) đời vua Huyền-tôn về sau, văn-nghệ rất thịnh. Mỗi khoa thi có đến hai ba nghìn người, mà số trúng cử thì 20 người được một người. Khoa chế-cử thì 100 người được một người. Thủa ấy chỉ có khoa tiến-sĩ, và khoa minh-kinh là thịnh hơn cả. Song khoa tiến-sĩ, thì thí-sinh chỉ học thanh vận, và bỏ kinh sử, khoa minh-kinh thì chỉ vụ làm thiếp-tụng, chứ không cần nghĩa lý. Bởi vậy vua Huyền-tôn bắt những người thi tiến-sĩ, ngoài những bài văn sách, phải làm 10 bài kinh-thiếp; những người thi minh-kinh, ngoài những bài kinh-thiếp, phải làm mỗi kinh là 10 bài đại-nghĩa.

Phép khoa-cử truyền về đời sau là gốc tự nhà Đường Học-thuật đời nhà Đường lấy khoa-cử làm đại-biểu, mà khoa-cử thì chỉ lấy văn-từ làm đại-biểu, chứ không có gì là thực-