Trang:Nho giao 3.pdf/165

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

165
NHO-GIÁO


« Cho nên nói rằng: Lập cái đạo của trời là âm với dương, lập cái đạo của đất là nhu với cương, lập cái đạo của người là nhân với nghĩa. Lại nói rằng: Xem cái trước ở chỗ gốc, trở lại đến chỗ sau cùng, cho nên biết rõ cái thuyết tử sinh. Đạo Dịch lớn vậy thay, ấy là đến rất mực vậy! »

Đó là phần uẩn-áo trong cái học-thuyết của Chu Liêm-khê. Theo cái học ấy thì trong Vũ-trụ chỉ có lý Thái-cực là nguồn gốc sự sinh-hóa. Vạn vật đều phải có lý ấy mới sinh hóa được. Vậy nên vạn vật, bất cứ vật nào, cũng có một phần Thái-cực, nghĩa là vạn vật và Thái-cực cùng đồng một thể. Song Thái-cực là một cái lý đơn-nhất, mà theo cái học của Nho-giáo, thì cái đơn-nhất không sinh-hóa được. Sự sinh-hóa cốt ở cái tương đối như: âm dương, cương nhu, vân vân. Bởi vậy Trình-tử nói rằng: « Thiên-địa vạn vật chi lý vô độc, tất hữu đối, giai tự nhiên nhi nhiên, phi hữu an bài giã 天 地 萬 物 之 理 無 獨,必 有 對,皆 自 然 而 然,非 有 安 排 也: Cái lý của trời đất và vạn vật không có cái độc nhất, ắt phải có cái đối, rồi đều tự nhiên nhi nhiên, chứ không phải là có an bài trước vậy ». Muốn có sự sinh sự hóa, thì phải có sự điều-hòa của hai cái tương-đối. Hai cái tương đối ấy là âm và dương, do cái thể tĩnh