Trang:Phat giao triet hoc.pdf/127

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

rằng thể phải có mà thôi. Bởi lý không biết, mà tình rằng có, nên gọi là phi lượng. Phi lượng hàm ý nghĩa phi tri thức.

Mắt ta trông thấy màu trắng. Ta có cái cảm giác, rồi có cái tri giác về màu trắng đó (perception du blanc). Ta hiểu được nghĩa của màu trắng. Nhưng còn cái thật thể của màu trắng (la blanchéité) chỉ có phi lượng là hiểu nó thôi.

Tri thức của ta phải dựa vào cảm giác mà mới có. Cho nên tri thức bị cảm giác làm giới hạn cho nó. Nhưng cảm giác không phải là tri thức. Cho nên tri thức ngoài cảm giác.

Dựa vào cảm giác, cho nên tri thức lấy giới hạn nơi cảm giác. Ngoài cảm giác, cho nên tri thức lại không có giới hạn.

Như thế phật giáo chủ trương không giống các học thuyết khác. Trong giới hạn vẫn có tri thức, mà ngoài giới hạn tri thức vẫn còn. Trong giới hạn thì hiện lượng và tỹ lượng biết được. Ngoài giới hạn thì phi lượng đem tri thức lại cho ta. Nhưng tri thức không thể

125