Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/217

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
197
PHẠM-QUỲNH

không biết vào niên-hiệu nào: hiện nay ở chùa trong chùa ngoài cũng không còn có bi-ký tự-tích gì làm chứng-cớ. Duy ở ngoài Thiên-trù 1 còn một cái tháp cổ xây bằng những « gạch hòm sớ 2 » nung thành trai, dài ước 50, 60 phân tây, dầy tới 15, 20 phân, có đúc những miếng huỳnh, miếng chám, những chữ phạn-tự 3 (chữ Phật), coi rất là cổ-kính, nhưng cũng không có tự-tích niên-hiệu gì, chẳng biết vào thời-đại nào. Động không đẹp là vì ở thụt xuống một cái lũng sâu, trông không sáng-sủa, không có bề-thế, nhưng cũng có cái vẻ sầm-uất uy-nghiêm. Trong động có những thạch-nhũ 4 rủ xuống, người ta gọi là cái « mắc áo », có những hang, những hốc, người ta cho là đường lên trời đường xuống âm-phủ, có những đống đá nhấp-nhô, người ta gọi là « núi các cô các cậu », những người hiếm-hoi đến cầu-tự ở đấy, v. v. toàn là những cái tục-truyền phụ-họa, chẳng có gì kỳ lạ cả. Nhưng phàm cảnh sơn-nham không có đẹp ở trái núi hay ở viên đá, mà phần nhiều đẹp ở cái khí-sắc mỗi lúc, tùy trời u-ám, hay trời sáng-sủa, buổi chiêu-dương hay lúc tịch-dương 5, mặt trời ánh-sáng, sắc núi đậm phai, mà mỗi lúc khác nhau. Vậy bấy giờ đã trở về chiều, mặt trời đã xế, đứng tận trong cùng động nhìn ra ngoài cửa; thực là một bức tranh tuyệt-bút. Khói hương đưa ra cửa động, mờ ám như đám sương mù, mặt trời phản-chiếu, nửa đỏ nửa vàng, bóng cây phất-phới, như thấp như cao, đứng trong nhìn ra như trông qua một cái gương mờ; bấy giờ tưởng bước chân ra cửa động là tiện-thị để mình vào nơi mộng-cảnh nào, theo sương mù mà bay bổng lên mấy từng mây, có lẽ chính là cõi tây-thiên tĩnh-thổ vậy. Nhưng chửa bước chân ra khỏi cửa thời cái mộng-cảnh đã tan rồi, mà chỉ ngửi thấy những mùi sú uế ở chung quanh chùa bốc lên, thật là cảnh chân với cảnh mộng cách xa nhau nhiều lắm!

(Giở lên 2 bài, trích ở bài Trẩy chùa Hương trong Nam-phong, số 23).