Bước tới nội dung

Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/112

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 112 —

(cũng may cho ta, nếu không bây giờ thêm hàng vạn ông chủ điền Hoa-Kiều nữa thì khốn), ấy chỉ có lúc ấy, là thấy Chính-phủ lo đến vấn-đề nhân-công, sau thất bại rồi thì không đề-cập gì tới nữa, mà thứ nhất là không thấy đề-cập đến việc đem nhân-công ở hai xứ ngoài này vào, thành ra việc khai khẩn ở Nam-kỳ thấy chậm chạp lắm. Thật thế, kể từ năm 1868, đất Nam kỳ chỉ mới có 22 vạn mẫu ruộng, mỗi năm xuất phát ra chỉ được có non 14 vạn tấn gạo, thế

đến năm 1883 lên được 675.000 mẫu.
1893 990.000
1903 1.300.000
1913 1.600.000
1923 1.906.000

mà nay đất Nam-kỳ đã xuất-cảng hàng năm được 1 triệu 26 tấn gạo rồi, thế thì trong vòng chưa đầy 60 năm, cũng là già nửa thế-kỷ, mà đổ đồng mỗi năm khẩn thêm được 3 vạn mẫu đất, nói cho phải cũng chẳng mau chóng gì, mà lại có phần chậm, nếu nước ta không có sự may mắn được làm dân bảo-hộ của nước Đại-Pháp, thì tưởng dân Nam, Bắc tất cũng đã biết cùng khai thác với nhau, từ bấy đến nay, ai biết không tới được số ruộng như ngày nay, hay hơn như thế nữa cũng có. Sự chậm ấy, đổ tại bấy nay, không có kênh, không có hạt giống tốt, không hội tương tế nào v... v... thì cũng phải lẽ thật, và nay phải làm mới có thể khai khẩn mau chóng được, nhưng giá lại đổ tại cả vì không có nhân-công, thì chắc hẳn cũng không phải là nói sai. Ừ! kênh, hạt giống, hội tương-tế v... v... đều là những món khí-cụ cần dùng và có ích cho nghề làm ruộng, tức là cần dùng và có ích cho việc khẩn hoang 150 vạn mẫu « cỏ » kia lắm, nhưng nếu không có « tay thợ » dùng khí-cụ ấy để khai phá 150 vạn mẫu này, thì những khí-cụ ấy, — thứ nhất là kênh ngòi, rồi đến hội tương-tế — chẳng cũng là thừa lắm ư! Vì thế cho nên trong cái chương-trình mở mang nông-nghiệp Nam-kỳ, nhân-công tất phải đứng sắp hàng với những cái kia mới được vậy.