Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/141

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
145
BINH PHÁP

hại người mà không tranh; mệnh vua tuy rằng nên theo, biết có cái hại bên trong giữ quyền chẳng thể có lợi mà không chịu. Năm cái biến ấy lâm thời chế nghị, không nên định sẵn. Tham năm cái lợi ấy, đường gần thì kéo quân, thế cô thì đánh thành, thế nguy thì đánh đất, nên lấy thì tranh quân, nên dùng thì chịu mệnh. Tham năm cái lợi ấy mà không biết lẽ biến, há những không được người mà dùng, lại còn hại quân tổn lính nữa.

Trương Dự nói: Phàm việc binh có lợi có biến, biết lợi mà không biết biến không thể được người mà sai dùng. Tào Công nói: năm việc dưới là năm lợi, là bảo năm việc ở phần dưới chín biến, chứ không phải bảo năm việc là lẫn cùng lợi hại ở dưới này.


Ấy cho nên người khôn lo tính tất lẫn cùng lợi hại.

Tào-Công rằng: Ở lợi thì nghĩ hại, ở hại thì nghĩ lợi, gặp khó thì hành quyền.

Giả-Lâm rằng: Nói lợi hại chen lẫn, người khôn biết lo tính thận trọng, sẽ được cái lợi.

Trương-Dự rằng: Người khôn tính việc, tuy ở đất lợi, tất nghĩ đến điều hại, tuy ở đất hại, tất nghĩ đến điều lợi, ấy cũng là bảo về sự thông biến đó.


Lẫn điều lợi, thì sự chuộng của mình đạt được.

Tào-Công rằng: Tính toán để quân địch không thể dựa vào năm thế đất để làm hại ta, thì điều chuộng của ta sẽ đạt tới được.

Đỗ-Mục rằng: Nói ta muốn lấy lợi ở kẻ địch, không nên chỉ nhìn vào cái lợi định lấy ở người, trước phải lấy cái việc kẻ địch hại ta, trộn lẫn vào mà