Trang:Viet Han van khao.pdf/100

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 88 —

trên này mà gia giảm biến cải đi ít nhiều thôi. Vả văn-chương nước nào cũng vậy, về phần văn xuôi thì do ở nhời nói mà tô-điểm thêm cho nên văn-hoa đã đành; còn về phần văn có vần thì trước hết phải gốc ở nhời phong-dao, là những câu ví von ở các nơi thôn-dã. Văn của Tầu thì phát nguyên từ bài ca « Nam-phong » ở đời Đường, Ngu và các thơ « Quốc-phong » ở về đời Hạ, Thương, Chu.

Bài ca Nam-phong rằng:

Nam phong chi huân hề,
Khả dĩ giải ngô dân chi uấn!
Nam phong chi thời hề,
Khả dĩ phụ ngô dân chi tài!

Nghĩa là gió nam mát mẻ, có thể giải được bụng hờn giận của dân ta; gió nam phải thời có thể làm giầu được của cho dân ta. Bài đó là lúc bấy giờ dân được hưởng cuộc thái bình sung sướng, giầu có vui vẻ, nhân cơn gió mát mà hát câu này: rồi vua Thuấn lựa vào khúc đàn để ghi lấy cảnh thái-bình. Các thơ quốc-phong chép ở trong kinh Thi tức là những bài hát ở nơi dân thôn, nhà vua sai người ghi chép cả lấy để xét tính tình phong-tục của các nơi.

Văn của ta chắc cũng đã phát nguyên từ đời Hồng-bàng, nhưng đời đã lâu mà sử sách không truyền thì không lấy đâu mà biết được thời đó có những câu hát gì. Chỉ nghe tục truyền từ đời Trưng-vương thì đã có câu rằng:

Nhiễu điều bọc lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.

Câu ấy là nhời cổ-động cho dân ta để đồng lòng mà đuổi Tô-Định. Còn thì như những bài « Con chim chích » bài « Trèo núi » bài « Hái trè » v. v. toàn là tính tình của người ta phát-tiết ra cả. Bởi có cái gốc đó mà người sau mỗi ngày đặt thêm ra các lối, mỗi nơi chuyển biến ra một giọng. Văn của Tầu từ khi có quốc-phong, rồi biến thành Ly-tao (tức là Sở-từ), đến nhà Hán lại biến