Trang:Viet Han van khao.pdf/164

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 152 —

Nghĩa là: Mặt giời mặt giăng, các ngôi sao rạng soi ở trên cao; các đời hoàng đế vương bá thi thố ra sự nghiệp rất lớn, câu đó tỏ ra một cái khí tượng nhân hào. Cái cốt tủy của lối học tiên-sanh, ở cả một thiên « Hoàng-cực kinh thế »; mà những cảnh hoa cỏ thì phát hiện cả ra thơ. Thơ của tiên-sanh phần nhiều là tả những ý tứ nhân tình vui vẻ. Song vẫn có ý tự tư tự lợi, cho nên không có thể trị được thiên-hạ.

Chu-hối-Am (Chu-Hi). — Tiên-sanh học rộng tài cao, diễn giải các nghĩa kinh, truyện rất là khúc chiết rõ ràng, hậu nhân ta xem sách mà hiểu được nghĩa lý sâu xa của thánh hiền, phần nhiều là nhờ ở công chú thích của tiên-sanh.

Tiên-sanh chẳng những là một nhà trứ-thuật lại là một nhà đạo đức có thực hành nữa. Xem bài của tiên-sanh tự đề vào bức tượng truyền thần, có nói rằng: « Khoan thai ở trong trường lễ pháp, thấm thía ở trong kho nhân nghĩa, ấy là bụng ta sở nguyện, mà sức ta chưa tới được. Ta ghi nhớ những nhời cách-ngôn của đứng tiên-sư, noi theo khuôn phép của bậc tiền-liệt, đầu mờ tối mà mỗi ngày rõ ra, hoặc ngõ hầu theo được lời ấy ». Xem bài đó rõ ra cái khí tượng của nhà đạo đức.

Tiên-sanh lại có nói rằng: « Kẻ học-giả nếu chưa hiểu được đạo lý thì nên học sách để mà suy xét cho đến tinh vi; mà nếu đã hiểu rồi cũng nên xét vào sách, cho có chứng nghiệm; huống chi ta sở dĩ ràng buộc được tấm lòng, cũng chỉ nhờ có sách, há nên rày vò kinh truyện, bảo rằng bã giả của thánh hiền, mà không xem nữa hay sao? Vậy ta xem sách, nên phải để lòng mà ngẫm nghĩ, đem mình mà noi theo, chớ đừng coi làm nhời nói xuông, mới được ». Nhời đó dạy người ta lấy cách học sách rất phải. Nếu người xem sách mà không được như thế, thì chẳng được ích gì cho tấm thân của mình.

Ngoại giả các sách Dịch, Thi, Dung, Học, Ngữ, Mạnh, tiên-sanh đều có chú thích đã đành, còn như Tam-lễ, Hiếu-kinh, cho đến các văn của Khuất-nguyên, Hàn-tử,