Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/216

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
217
 

Và cũng bởi đó mà dân chỉ biết mình là tôi tớ của vua, làm việc gì là giúp đỡ việc nhà vua, chớ không biết rằng mình là một phần người trong nước, làm việc gì là trách nhiệm của mình.

Than ôi! giang sơn như hoa như gấm kia, bao nhiêu mồ hôi nước mắt mở rừng phá núi của tổ tiên nghìn muôn người để lại, có phải riêng của một mình ai? Vua là một người đứng thay mặt muôn dân, để cai quản tài sản tính mệnh cho muôn dân, thì dân phải tôn kính, phải thờ phụng vẫn là cái lẽ đương nhiên. Nhưng cũng nên biết mình là người trong một nước, thì việc nước cũng là việc mình, không nên coi nước là nước riêng của một mình vua, nghĩa là cũng phải đem mình mà lo lắng, gánh vác lấy một vai chung cho xã hội.


II.— THẦY TRÒ

Học trò học nghề hay là học chữ, ở với người dạy cho mình, đều có nghĩa thầy trò. Học trò phải kính trọng thầy, phải quí mến thầy, mà nhất là thầy dạy học chữ lại phải kính trọng hơn nữa.

Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm, ngày Tết như tết Nguyên đán, tết Thanh minh, tết Đoan dương, tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.

Khi nhà thầy có việc, hoặc việc hiếu, hoặc việc hỉ, hoặc