Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/84

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
85
 

sao thần lại chẳng phù hộ cho giàu mạnh bằng các nước đi? Một lẽ ấy đủ làm chứng cho sự ta tin nhảm.

Thiết tưởng chỉ những miếu trung thần nghĩa sĩ và miếu những bậc đại anh hùng hào kiệt, thì mới đáng nên thờ. Mà thờ thì là để tỏ cái lòng kỷ niệm, chớ không phải thờ mà cầu phúc. Ta nên coi cái miếu đó như một tượng đồng của người Âu-châu.


II.— VIỆC TẾ TỰ

Lễ sóc vọng.— Mỗi tháng ngày sóc (mồng một), ngày vọng (hôm rằm), dân làng biện lễ oản chuốỉ, trầu rượu, đem tại miếu hoặc tại đình để lễ thần. Năm bảy người hoặc mươi, mười lăm người bô lão trong làng mặc áo thụng vào lễ. Đoạn đem ra chia lấy một nửa làm cỗ kiến viên để các lão hiện có tại đó uống rượu, còn một nửa chia mỗi người một miếng, cho được quân chiêm thần huệ. Phần dẫu một miếng trầu, một miếng oản, một quả chuối, cũng phải phân minh. Nếu người đương cai lỡ ra làm thiếu của ai thì sinh ra hiềm khích, có khi đi kiện nhau cũng nên.

Ngoài sự lễ Phúc thần, làng nào có thần miếu khác ở trong xã phận, cũng thường phải biện lễ oản quả đến lễ.

Các tuần tiết.— Mỗi năm về các tuần tiết như ba ngày chính đán, ngày đoan dương, ngày thượng nguyên, ngày trùng thập, v.v... và ngày hạ điền là ngày mới bắt đầu bước chân xuống ruộng, ngày thượng điền là ngày