Trang:Cao dang quoc dan.pdf/37

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.




cao-đẳng quốc-dân

bao giờ cắn nhau; cọp vẫn hay ăn thịt mà cọp ở chung một xứ không bao giờ ăn nhau.

Thường xem thấy bầy kiến, nó vẫn là một loài vật rất nhỏ nhen, mà cũng có một điểm tốt rất lạ: nó ở chung nhau một bộng, có hàng trăm hàng ngàn con, một con đi ra, thoạt thấy được mồi ăn, thời tức khắc chạy về tin cho cho anh em mình cả; tha mồi thời khó nhọc chia với nhau, ăn mồi thì ngon ngọt chung với nhau, không bao giờ được mồi mà ăn riêng cả, lại có khi tránh mưa trốn gió, dăc đoàn kéo lủ đi chung một lối đường, con nhỏ, con lớn, đoàn trước, đoàn sau, dắc nhau đi không khác gì một đội quân lính, chẳng may giửa đường có con nào bị thương tử thời chúng kiến xúm nhau cỏng nó về hang, không bao giờ bỏ bạn chết mà đi cả! Thế mới biết thương nòi tiếc giống, dầu loài vật cũng có tấm lòng lành, chung một máu một mủ thời họa phúc chia nhau, nghĩa đồng tử đồng sinh vẫn trước sau một mực.

Vật còn như thế, người có lẽ thua nó hay sao? Quái ngán thay, lạ lùng thay, đến người nước ta thời khác hẳn. Tục ngữ có câu rằng: « Gà một chuồng bôi mặt đá nhau » lại có câu rằng: « Kẻ chết đã xanh người nhăng nanh mà cười » lại có câu rằng: « Tưởng ngờ chị ngã em nâng, ai ngờ chị ngã em mừng em reo » lại có câu rằng: « Đi ra tưởng bắt “trâu cò”, trâu cò không bắt, “bắt bò”, bò ôi! » Mấy câu thí-dụ đó ngẩm nghĩ cho kỷ, thiệt là vẽ nết xấu người nước ta quá đúng rồi đó.

Ôi các anh em! ôi các chị em! Máu in nhau giọt đỏ, da in nhau sắc vàng, đầu in nhau tóc đen, mắt in nhau tròng sắc, giống Tiên-Rồng giòng Lạc-Hồng trải mấy ngàn năm mới có bây giờ, con một họ, cháu một giòng, nếu cứ theo lẽ thường, chắc máu ai thâm thịt nấy, đánh đá thì đau đến lòng gạch, chết thỏ thì sa nước mắt hồ, vẫn đạo trời có thế mới đang-nhiên, mà tình người cũng có thế mới chính-đáng.





29