Trang:Cao dang quoc dan.pdf/38

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.




duy-tân thơ-xã

Cớ sao mấy mươi năm gần đây, tình-hình ở xã-hội, cách hành-động các anh em chị em ta thương nhau, bênh nhau chẳng bao lăm người mà ghét nhau, hại nhau thời không xiết kể; rước voi giầy mồ ông vãi, cỏng rắn về cắn gà nhà, việc đó thiệt bất-nhân vô-đạo đã quá chừng, mà người mình trở lại nhận làm khôn khéo!

Xin ai thử nghĩ, mồ ông vải trúc mà voi có ơn gì đến mình không, gà nhà bể ổ mà rắn có đức gì đến mình không? Nếu voi có ơn đến mình, rắn có đức đến mình mà đã chắc voi với rắn đó thiên trường địa cửu cha mình mẹ mình mãi hay sao? Một mai gió mây biến hóa dâu bể đổi dời, voi đã tang xương rắn cũng dứt nọc, các ngài lúc bây giờ đêm khuya mó bụng, hỏi bóng thăm hình, mồ tang hoang vì ai, gà nhao nhác vì ai, mình còn mặt mủi nào thấy ông bà ở dưới đất, trông chú bác ở trên đời. Đau đớn thay! tội tình thay! Cái chứng bệnh không biết thương nòi giống đó, hú ba hồn chín vía các ngài nên thang thuốc cho mau mới phải.

Bây giờ tôi xin làm ơn cho các ngài vị thuốc nầy: « Giống thân-ái ». « Giống thân-ái » đó khi đầu Trời sinh ra người thời đã deo hột giống ấy vào trong lòng người. Người vì có hột giống ấy mới khai nên hoa, mới kết nên quả, mà nòi giống người mới sinh trưởng vô cùng. Nếu lòng người mà không có hột giống ấy thì gọi rằng: « lòng chết ».

Ông Lão-Tử có câu nói « Ai mục đại ư tâm tử » nghĩa là người ta lòng chết không gì đau đớn hơn; nếu thiệt lòng người thì bao giờ chết đặng, lòng mà đến chết vì không hột “giống thân-ái” mà thôi.

Đức Gia-Tô có câu rằng: « Ái nhân như kỹ » nghĩa là thương yêu người như thương yêu mình.

Đức Phật-Tổ có câu nói: « Nhất thiết từ bi » nghĩa là không kể người, không kể ta, nhứt luật thương yêu cả.





30