Trang:Nho giao 2.pdf/160

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

160
NHO-GIÁO


người kia, song chưa có người nọ làm được việc người kia. Xem thế thì biết cái khả dĩ vi, vị tất đã năng được; tuy không năng được nhưng không hại cho cái khả dĩ vi. Vậy thì năng với bất năng cùng với khảbất khả khác nhau xa lắm vậy ». (Tính-ác, XXIII). Thí-dụ như mắt khả dĩ trông thấy, tai khả dĩ nghe thấy, song cái khả dĩ trông thấy ấy, vị tất đã trông thấy rõ, cái khả dĩ nghe thấy ấy, vị tất đã nghe thấy suốt. Như vậy thì lương-tri vị tất đã biết được, mà lương-năng vị tất đã hay được.

Cứ theo cái thuyết ấy, thì Tuân-tử cho lương-tri lương-năng là cái khả dĩ tri và cái khả dĩ năng, chứ không phải là trinăng. Nhưng thiết tưởng cái ý-kiến ấy không đúng, vì xét kỹ ra người ta vẫn có cái lương-tri lương-năng, quí hơn cái tri và cái năng thường. Nhờ có cái lương-tri, ta mới hiểu được những điều cao-xa siêu-việt, và có lương-năng, ta mới làm được những việc khó-khăn một cách rất mau-mắn. Song vì cái học của Tuân-tử chỉ chuyên dùng lý-trí cho nên ông không nhận có lương-tri, lương-năng. Đó là một điều sở đoản trong cái học của Tuân-tử vậy.

Nói rút lại, Tuân-tử nhất quyết cho tính tự-nhiên là ác. Tuy nhiên, cái tính ấy có thể