Trang:Cuu my ky duyen.pdf/52

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
50
CỬU MỸ KỲ DUYÊN

lưng tiểu-nhi có ba chỗ vết tím, bèn ẵm lấy con mà khóc. Nguyệt-Hồng sợ mụ dầu theo kịp, bảo Tiểu-thư rằng:

« Gặp lúc nguy-cấp, đành chịu bỏ tiểu-nhi mà tháo lấy thân, họa may có người bắt được đem về nuôi, thời có thể sống được ».

Tiểu-thư bèn sé vạt áo, cắn ngón tay lấy máu, viết một tờ huyết-thư, trong thư nói giờ sinh tháng đẻ của tiểu-nhi, và ám-chỉ họ tên cho nó, để làm dấu tích về sau; viết xong đâu đấy, để trên bụng tiểu-nhi, bọc lại tử-tế, đặt nằm bên cạnh sông, rồi đứng dậy đi, nước mắt ròng ròng, vừa đi vừa ngoảnh lại trông theo khác nào như dao cắt ruột! Than ôi! Mới đẻ lọt lòng mà đã phải ly-biệt! Thảm hại thay cho tình cảnh lúc bấy giờ!

Khi ấy có một vị trung-thần tên là Quách-Vinh-Trung người ở Hán-Trung-phủ, thi đô Tiến-sĩ, làm quan tại kinh, thấy Nghiêm-tặc lộng quyền, bèn cáo lão về hưu trí, năm ấy sáu mươi tuổi, chưa có con cái gì cả. Hôm ấy thuyền về đến sông Tiền-Đường, chợt nghe trên bờ sông có tiếng trẻ con khóc, sai gia-đinh lên xem, thấy một đứa con giai mới đẻ, bèn ẵm xuống thuyền. Quách-công mừng lắm, bụng nghĩ là giời cho mình, lúc đem về đến nhà, Phu-nhân cũng mừng rỡ vô cùng, mượn người cho bú, rồi sai người đi tìm vú sữa.

Địch Tiểu-thư cùng Nguyệt-Hồng đi được một quãng đường, thấy phía trước có một toán quân mã, hai thầy trò sợ hãi thất kinh, mỗi người chạy mỗi ngả.