Bước tới nội dung

Gia Định báo/Số 22, 3 Tháng Sáu 1890

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Gia Định báo  (1890)  của Trương Vĩnh Ký
Số 22, 3 Tháng Sáu 1890

REPUBLIQUE FRANÇAISE.

Ngày 16 tháng tư. Liberté — Egalité — Fraternité. Ngày thứ ba, mồng 3 juin 1890.

Năm canh-dần. — Năm thứ hai mươi sáu. — Số 22.



GIA ĐỊNH BÁO



NGÀY PHÁT NHỰT TRÌNH.

Mỗi một tháng in ra 4 kỳ, cứ ngày thứ 3 trong tuần lễ thì phát.


Các lời rao báo đều về phần ông HOLBÉ, là chủ tiệm bán thuốc ở đường Catinat số 8, thâu.

GIÁ MUA NHỰT TRÌNH.

Ai muốn mua thì tới dinh quan Hiệp lý Nam-kỳ, phòng thông ngôn cho người ta biên tên, mua trót năm thì giá 5 đồng bạc, mua 6 tháng thì 2 đồng rưỡi, mà mua 3 tháng thì 1 đồng 1 quan 2 tiền rưỡi.



TÓM LẠI.


CÔNG VỤ.


ĐÔNG DƯƠNG NHỨT THỐNG.

Lời nghị chuẩn cho ông Taquet, là giáo sĩ hạng nhì và ông O'kelly, là tùy biện thơ toán hạng nhứt được phép về nước Langsa mà dưỡng bịnh.

NAM-KỲ.

Lời nghị cất chức tên Thơ, là giáo tập hạng nhì tại trường Bến-tre. — Lời nghị bỏ trường sơ đã dự định y theo khoản thứ 4 trong lời nghị ngày 11 décembre 1889. — Lời nghị định số ngạch chức tước thầy dạy lại. — Lời nghị bỏ lời nghị ngày mồng 5 septembre 1866 nói về giờ nào các quán café hay là các nhà quán cùng là các quán rượu phải đóng cửa. — Lời nghị bỏ lời nghị ngày 15 janvier 1888 giao các thầy dạy trong các hạt về phần các quan tham biện cai quản ngay. — Lời nghị định thể lệ về sự đưa xe đò tại Saigòn cùng trong hạt Gia-định cùng Chợ-lớn. — Lời nghị cất chức Huỳnh-Cung, là chánh tổng hạng nhì tại phần tổng Thạnh-hưng. — Cấp bằng, đổi chỗ, cho nghĩ.

TẠP-VỤ.


Các lời dặn bảo cùng các lời rao đấu giá. — Công việc tàu đò đàng sông. — Công việc xe trạm. — Giá gạo.

THỨ VỤ.


Như tây nhựt trình (tiếp theo).



CÔNG VỤ.


ĐÔNG DƯƠNG NHỨT THỐNG.


Le Gouverneur général de l'Indo-Chine, Officier de la Légion d'honneur et de l'Instruction publique,

Chiếu theo giấy làm chứng về sự khán bịnh của hội lương y tại quản hạt, trong kỳ nhóm ngày 14 mai 1890, cấp cho ông Taquet, là giáo sĩ hạng nhì và ông O'kelly, là tùy biện thơ toán hạng nhứt;

Chiếu theo điều 41, chương thứ 4 và điều 46, chương thứ 4, thuộc về chỉ dụ ngày 28 janvier 1890 định thể lệ về bổng lộc;

Chiếu theo chỉ dụ ngày 12 décembre 1889, chuẩn cho các viên quan chức việc trong quản hạt đi theo tàu;

Y theo lời quan Thống đốc tớ bày, _

Nghị định :

Chuẩn cho ông Taquet, là giáo sĩ hạng nhì và ông O'kelly, là tùy biện thơ toán hạng nhứt tại sở hiệp lý Nam-kỳ, được phép về nước Langsa mà dưỡng bịnh, hạn nghĩ bao lâu thì đến sau quan tham tri các quản hạt sẽ định.

Viên quan chức việc ấy đi về xứ sở, tốn hao về sổ quản hạt chịu.

Quản Thống đốc lảnh thi hành lời nghị nầy.

Saigòn, ngày 21 mai 1890.

Par délégation du Gouverneur général:
Le Lieutenant-Gouverneur,
DANEL.

Par le Gouverneur général:
Le Lieutenant-Gouverneur,
Danel.

NAM-KỲ.


Le Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, Chevalier de la Légion d'honneur et Officier d'Académie,

Chiếu theo giấy ông cai trường Bến-tre, ngày mồng 8 mai 1890, nói rằng tên Thơ, là giáo tập hạng nhì tại trường ấy có đánh một tên học trò một cách dữ lắm;

Chiếu theo lời quan đốc học chánh;

Y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày,

Nghị định :

Cất chức tên Thơ, là giáo tập hạng nhì tại trường Bến-tre.

Quan Hiệp lý lảnh thi hành lời nghị nầy.

Saigòn, ngày 17 mai 1890.

DANEL.

Par le Lieutenant-Gouverneur:
Le Secrétaire général,
J. Fourès


Le Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, Chevalier de la Légion d'honneur et Officier d'Académie,

Chiếu theo lời nghị ngày 11 décembre 1889 định lập các trường tổng bậc nhì mà thế cho các trường địa hạt;

Chiếu theo khoản thứ 4 trong lời nghị ấy lập một trường sơ học ngoại tại Saigòn;

Chiếu theo giấy quan đốc học chánh ngày 23 avril 1890;

Y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày;

Đã có bàn cùng tòa Hội nghị tư,

Nghị định :

Khoản thứ nhứt. — Trường sơ đã có dự định lập ra y theo khoản thứ 4 trong lời nghị ngày 11 décembre 1889, bây giờ bỏ đi. Các học trò trong trường ấy bây giờ sẽ chia ra mà học trong các lớp phụ thêm đã lập tại trường Chasseloup-Laubat và trường d'Adran.
Khoản thứ 2. — Quan Hiệp lý lảnh thi hành lời nghị nầy.
Saigòn, ngày 21 mai 1890.

DANEL.

Par le Lieutenant-Gouverneur :
Le Secrétaire général,
J. Fourès.


Le Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, Chevalier de la Légion d'honneur et Officier d'Académie,

Chiếu theo lời nghị ngày 17 mars 1879 lập sở dạy học tại Nam-kỳ ;
Xét vì cho tới bây giờ, chẳng có lời nghị nào định về số ngạch các thầy dạy bổn quấc ;
Lại xét vì bên sở dạy học, về sổ ngạch các giáo tập bây giờ, lẽ phải định thêm bậc chánh giáo tập ;
Chiếu theo thơ quan đốc học chánh ngày mồng 4 mars 1890 ;
Y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày ;
Đã có bàn cùng tòa Hội nghị tư,

Nghị định :

Khoản thứ nhứt. — Các thầy dạy bổn quấc bên sở đề học, bây giờ lập lại theo cách sau nầy.

SỐ NGẠCH. BỔNG TÂY. PHỤ QUẢN hạt.
Giáo sĩ hạng nhứt 4 240 232 80
Giáo sĩ hạng nhì 3 220 213 40
Giáo sĩ hạng ba 2 200 194 00
Giáo sĩ hạng tư 3 180 174 60
Chánh giáo tập hạng nhứt 2 180 174 60
Chánh giáo tập hạng nhì 3 160 155 20
Giáo tập hạng nhứt 17 140 135 80
Giáo tập hạng nhì 26 120 116 40
Giáo tập hạng ba 28 100 97 00

Khoản thứ 2. — Các chánh giáo tập hạng nhì sẽ lựa trong các giáo tập hạng nhứt dạy đã đặng ba năm theo bậc mình rồi.
Khoản thứ 3. — Các chánh giáo tập hạng nhứt sẽ lựa trong các chánh giáo tập hạng nhì dạy đã được ba năm theo hạng mình rồi.
Khoản thứ 4. — Số dự định về bậc chánh giáo tập hạng nhứt sẽ đem sang về số chánh giáo tập hạng nhì, hễ hai người lảnh làm chánh giáo tập hạng nhì trước hết mà làm việc đủ ba năm rồi thì sẽ cho lên chánh giáo tập hạng nhứt.
Khoản thứ 5. — Các thể lệ trước không có trái cùng lời nghị nầy đều giữ lấy hết.
Khoản thứ 6. — Quan Hiệp lý lảnh thi hành lời nghị nầy.
Saigòn, ngày 21 mai 1890.

DANEL.

Par le Lieutenant-Gouverneur :
Le Secrétaire général,
J. Fourès.


Le Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, Chevalier de la Légion d'honneur et Officier d'Académie,

Chiếu theo lời nghị ngày mồng 5 septembre 1866 sữa lời nghị ngày mồng 2 mai 1865 định giờ nào các quán café, hay là các nhà quán cùng các quán rượu phải đóng cữa ;
Xét vì người Tây bây giờ thêm đông dân số lắm, lại tại Saigòn có nhiều bộ hiền tới lui, lẽ phải định thể lệ theo sự phải có bây giờ ;
Y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày ;
Đã có bàn cùng tờa Hội nghị tư,

Nghị định :

Khoản thứ nhất. — Lời nghị ngày mồng 5 septembre 1866, định giờ cho các tiệm café hay là nhà quán cùng là các quán rượu đóng cữa, bây giờ bỏ đi.
Khoản thứ 2. — Quan Hiệp lý lảnh thi hành lời nghị nầy, sẽ biên vào sổ cùng tống phát mọi nơi có việc.
Saigòn, ngày 21 mai 1890.

DANEL.

Par le Lieutenant-Gouverneur :
Le Secrétaire général,
J. Fourès.


Le Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, Chevalier de la Légion d'honneur et Officier d'Académie,

Chiếu theo lời nghị ngày 17 mars 1879 lập sở dạy học tại Nam-kỳ ;
Chiếu theo lời nghị ngày 15 janvier 1888 ;
Chiếu theo sự định chức đốc học chánh tại Nam-kỳ lại ;
Chiếu theo giấy quan đốc học chánh ngày 22 avril năm nay ;
Y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày,

Nghị định :

Khoản thứ nhứt. — Lời nghị ngày 15 janvier 1888 giao các thầy dạy trong các hạt về quiền phép các quan tham biện cai quản ngay, bây giờ bỏ lời nghị ấy. Nhưng vậy các thầy dạy bây giờ còn tùng phép các quan tham biện, y theo các thể lệ đã định trong khoản 45 thuộc về lời nghị ngày 17 mars 1879 cùng điều thứ 5 trong chỉ dụ ngày mồng 4 mai 1881.
Khoản thứ 2. — Quan Hiệp lý lảnh thi hành lời nghị nầy.
Saigòn, ngày 17 mai-1890.

DANEL.

Par le Lieutenant-Gouverneur :
Le Secrétaire général,
J. Fourès.


Le Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, Chevalier de la Légion d'honneur et Officier d'Académie,

Chiếu theo chỉ dụ ngày mồng 2 mai 1883 ;
Chiếu theo lời hội nghị tư bàn nghĩ ngày 12 avril và ngày 30 août 1889 ;
Xét vì hội phái viên cữ ra y theo lời nghị ngày 31 décembre 1889 cho được dọn lời phõng nghĩ về thể lệ xe đưa trong Saigòn cùng chung quanh Saigòn, không có tính cho kham việc sai phái mình cho đặng, vì quan đốc lý thành phố Saigòn cùng quan tham biện Gia-định không hiệp ý cùng nhau ;
Xét vì về việc ích lợi chung, lẽ phải định thể lệ cho hết thảy xe đưa tại Saigòn cùng trong hai hạt là Chợ-lớn và Gia-định ;
Y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày,
Đã có bàn cùng tòa Hội nghị tư,

Nghị định :

Khoản thứ nhứt. — Hễ xe đò nào có phép tiện nghi cho thì mới được đưa tại Saigòn, trong hạt Chợ-lớn cùng hạt Gia-định.
Khoản thứ 2. — Phép cho đưa thì quan đốc lý thành phố Saigòn hay là quan tham viện Chợ-lớn cùng Gia-định tùy theo chỗ sắm xe mà cho. Hễ mỗi lần cho phép ấy thì bất luận là chỗ nào cũng cho. Khoản thứ 3. — Hễ mỗi một cái xe đem ra mà đưa thì mỗi năm sẽ thâu 21 đồng bạc, trả làm bốn kỳ, mỗi đầu ba tháng đóng một kỳ. Hễ xe nào thôi đưa khi mản ba tháng ấy thì thôi đóng.
Khoản thứ 4. — Quan đốc lý thành phố Saigòn, quan tham biện trong hạt Gia-định cùng quan tham biện hạt Chợ-lớn mỗi ông sẽ làm lời nghị cữ các chức việc để mà coi xét những xe cùng là đồ ngựa chủ xe nào xin phép đưa. Các chức việc ấy lại lảnh xét xe trong mỗi kỳ ba tháng nữa.
Khoản thứ 5. — Tiền xét xe trong mỗi kỳ ba tháng hay là xét riêng mỗi lần đều về chủ xe phải chịu, hễ xe hạng nhứt thì 7 cắt rưỡi, xe hạng nhì 5 cắt.
Khoản thứ 6. — Xe nào không có bài sanh ý, sách xe, bãng giá, thì không được đem ra mà đưa.
Bài sanh ý, sách xe, bãng giá ấy thì quan đốc lý thành phố hay là quan tham biện nào thuộc về chỗ sắm xe sẽ cấp cho chủ xe, y theo giá thuê phải trả sau nầy :

Bạc.
Bài sanh ý 5 00
Sách xe 0 50
Bãng giá 0 50

Bãng giá bây giờ phải để y như vậy.
Khoản thứ 7. — Phần lợi các món thuế nói ra trong khoản thứ 5 cùng thứ 6 thì phải đem đóng tại kho bạc thành phố Saigòn hay là tại kho bạc bổn hạt Gia-định hay là Chợ-lớn, tùy theo chủ xe ở tại Saigòn hay là ở hạt nào trong hai hạt là Gia-định, Chợ-lớn.
Trừ ra hạt Gia-định cùng Chợ-lớn, về thuế bài sanh ý ấy thì sẽ thâu về phần quản hạt.
Khoản thứ 8. — CÁc thể lệ nào có trái cùng lời nghị nầy đều bỏ hết.
Khoản thứ 9. — Quan Hiệp lý lảnh thi hành lời nghị nầy, sẽ biên vào sổ cùng tống phát mọi nơi có việc.
Saigòn, ngày 21 mai 1890.

DANEL.

Par le Lieutenant-Gouverneur :
Le Secrétaire général,
J. Fourès.


Le Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, Chevalier de la Légion d'honneur et Officier d'Académie,

Chiếu theo giấy quan tham biện Bắc-liêu, ngày 13 mai 1890, nói rằng Huỳnh-Cung, là chánh tổng Thạnh-hưng (hạt Bắc-liêu), phải quan biện lý tòa sơ hạt ấy bắc cùng đương giam cầm, vì là mắc tội trộm cướp ;
Y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày,

Nghị định :

Cất chức Huỳhh-Cung, là chánh tổng hạng nhì tại phần tổng Thạnh-hưng (hạt Bắc-liêu) ;
Quan Hiệp lý lảnh thi hành lời nghị nầy.
Saigòn, ngày 22 mai 1890.

DANEL.

Par le Lieutenant-Gouverneur :
Le Secrétaire général,
J. Fourès.


Vì lời nghị quan Tổng thống cõi Đông-dương, ngày 19 mai 1890, y theo lời quan Thống đốc Nam-kỳ tỏ bày :

Ông Doceul, là tham biện hạng ba tại Hà-tiên, bây giờ giao cho quan Thống sự tại nước Cao-mên.


Vì lời nghị quan Thống đốc Nam-kỳ, ngày 14 mai 1890, y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày :

Ông Linage, là thương biện trước tác hạng nhì tại dinh hiệp lý, bây giờ bổ coi phòng sách, thế cho ông Larrey, về nghĩ,


Vì lời nghị quan Thống đốc Nam-kỳ, ngày 14 mai 1890, y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày :

Ông Sceti, là thơ toán hạng nhì tại dinh hiệp lý, bây giờ bổ đi làm việc tùng ông chánh phòng tư ;

Ông Verdale, là tùy biện thơ toán hạng nhì, bây giờ bổ đi làm việc tùng ông chánh phòng nhì.


Vì lời nghị quan Thống đốc, ngày 14 mai 1890, y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày :

Ông Mercier, là phó cai trường d'Adran, được phép thôi.

Chức phó cai trường d'Adran, bây giờ bỏ đi.

Ông Mercier, bây giờ lảnh làm giáo sĩ tại trường ấy.


Vì lời nghị quan Thống đốc Nam-kỳ, ngày 16 mai 1890, y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày :

Ông Durand, là giáo sĩ hậu bổ tại trường d'Adran, bây giờ bổ đi coi trường Tây-ninh, thế cho ông Girardot.


Vì lời nghị quan Thống đốc Nam-kỳ, ngày 16 mai 1890, y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày :

Huỳnh-văn-Đàng, lảnh làm phó tổng hạng nhì tại phần tổng Bình-trị-thượng (hạt Gia-định), thế cho Trần-tử-Khuê, lảnh làm chánh tổng.


Vì lời nghị quan Thống đốc Nam-kỳ, ngày 16 mai 1890, y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày :

Hồ-văn-Thạch, là phó quản hạng nhứt tại Châu-đốc, bây giờ đổi đi làm việc tùng phép quan tham biện Mỷ-tho, thế cho Nguyễn-hiệp-Nghi, nghĩ ;

Nguyễn-văn-Ký, là cựu chánh quản lính tình nguyện đi Phú-yên, bây giờ lảnh làm phó quản hạng nhì lính tuần sai tại Mỷ-tho.


Vì lời nghị quan Thống đốc Nam-kỳ, ngày 17 mai 1890, y theo lời quan Hiệp lý tỏ bày :

Chuẩn cho Trần-văn-Điền, là thơ ký hạng nhứt tại dinh hiệp lý, được phép nghĩ thêm hai tháng, ăn nữa bổng, kể từ ngày 11 mai 1890.


lớn hay việc thâu thuế. Bỡi đó sức cho người ấy phải y theo hạn trong luật dạy mà đóng các món thuế biên trong sổ ấy, bằng không thì phải cứ phép mà bắt buộc.

Nhà nước nhắc lại cho những kẻ ấy : 1◦ trước khi làm việc truy bắt thì rao cho một lần mà thôi ; 2◦ còn về thuế nhà đất cùng thuế sanh ý như có ai xin giảm bớt[1] thì phải kêu tại dinh quan Hiệp lý (nơi phòng thứ tư), y trong một tháng kể từ ngày có lời rao, bằng không kêu y hạn ấy thì phải bát đơn ; 3◦ những đơn kêu ấy phải hiệp theo giấy thuế, hay là một cái giấy biên rút trong sổ ; như ông làm đầu coi việc thuế chánh ngạch, hay là người thay mặt đòi dạy, thì cũng phải đính biên nhận trong kỳ thuế trước, theo đơn mình kêu nữa.

Saigòn,ngày mồng 10 mai 1890.

  1. Những đơn xin bớt thuế bớt việc hư hại phi thường, phải giao tại dinh quan Thống lý trong kỳ 15 ngày, kể từ ngày mắc việc hư hại ấy.


SỞ THUẾ CHÁNH NGẠCH.


Các người thiếu thuế ở trong thành phố Saigòn, cùng thành phố Chợ-lớn đặng hay : các sổ chánh thuế đất, thuế sanh ý, thuế ghe biển, thuế ghe sông, thuế thân, cùng công sưu rong năm 1890, đã lập theo phép để trong tay quan kho bạc Saigòn và Chợ-lớn hay về việc thâu thuế. Bỡi đó sức cho các người ấy phải y theo hạn trong luật dạy mà đóng các món thuế biên trong sổ ấy, bằng không thì phải cứ phép mà bắt buộc.

Nhà nước nhắc lại cho những kẻ ấy : 1◦ trước khi làm việc truy bắt thì rao cho một lần mà thôi ; 2◦ còn về thuế nhà đất cùng thuế sanh ý như có ai xin giảm bớt[1] thì phải kêu tại dinh quan Hiệp lý (nơi phòng thứ tư), y trong một tháng kể từ ngày có lời rao, bằng không kêu y hạn ấy thì phải bát đơn ; 3◦ những đơn kêu ấy phải hiệp theo giấy thuế, hay là một cái giấy biên rút trong sổ ; như ông làm đầu coi việc thuế chánh ngạch, hay là người thay mặt đòi dạy, thì cũng phải đính biên nhận trong kỳ thuế trước, theo đơn mình kêu nữa.

Saigòn,ngày mồng 10 mai 1890.

  1. Những đơn xin bớt thuế bớt việc hư hại phi thường, phải giao tại dinh quan Thống lý trong kỳ 15 ngày, kể từ ngày mắc việc hư hại ấy.


DINH ĐỐC LÝ THÀNH PHỐ CHỢ-LỚN


Cho các người buôn bán cùng các người làm đồ cân lường được hay, ngày thứ sáu trong mỗi tuần lễ, từ 7 giờ cho đến 10 giờ buổi mai, người kiểm sát cân lường sẽ tới phòng việc (tại phòng sanh ý, ở đường Cây-mai), mà kiểm sát những cân lường đồ mới phải đem cho ông ấy coi.

Nhà nước nhắc lại cho ai nấy được hay những đồ cân lường để mà bán hay là để trong kho, đều buộc nhặt phải đóng dấu (khoảng thứ 3 trong lời nghị ngày 21 février 1881), nếu ai chẳng vâng giữ thì sẽ chiếu theo điều 479 trong luật hình mà trị tội.



CÔNG VIỆC CÁC TÀU ĐÒ ĐÀNG SÔNG TẠI NAM-KỲ CHẠY ĐI.


Đàng đi phía đông-bắc.

Ngày thứ năm nhứt cùng ngày thứ năm ba trong tháng, buổi chiều, thì ở Saigòn chạy đi Thủ-dầu-một. — Đến ngày thứ bảy buổi mai thì trở về Saigòn.

Ngày thứ năm nhì và ngày thứ năm tư, buổi chiều, thì ở Saigòn chạy đi Biên-hòa. — Đến ngày thứ bảy thì trở về Saigòn.

Ngày thứ bảy, 10 giờ tối, thì có tàu ở Saigòn chạy đi Vũng-tàu và Bà-rịa. — Ngày thứ hai kế đó thì trở về Saigòn.

Ngày thứ hai, 10 giờ tối, thì ở Saigòn chạy đi Gò-công, Bến-lức, rạch Trảng-bàng và Tây-ninh. — Đến ngày thứ tư kế đó thì trở về Saigòn.

Đàng đi phía tây cùng đàng hiệp theo.

Ngày thứ hai, thứ tư, 10 giờ tối, thì ở Saigòn chạy đi Mỷ-tho.

Ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, 11 giờ buổi mai thì ở tại Mỷ-tho chạy đi Vỉnh-long, Sa-đéc, Cù-lao-gieng (ngoài lệ buộc), Châu-đốc, Long-xuyên, Cần-thơ, Sốc-trăng và Châu-đốc. — Đến ngày thứ sáu, chúa nhựt và thứ ba kế đó thì trở về Saigòn.

Ngày thứ ba, thứ năm và chúa nhựt, thì giao cho chiếc tàu khác ở Saigòn đi xuống, ở tại Mỷ-tho chạy đi Chợ-lách, Bến-tre và Trà-vinh. — Đến ngày thứ ba, thứ năm chúa nhựt thì trở lại Mỷ-tho.

Đàng lên Cao-mên đi ngan qua Châu-đốc.

Ngày thứ bảy, 10 giờ tối, thì ở Saigòn chạy đi Mỷ-tho, Vỉnh-long, Sa-đéc, Châu-đốc, Benguy, Kathom và Nam-vang. — Ngày thứ năm thì trở về Saigòn.

Đàng đi lên nước Cao-mên.

Ngày thứ ba và thứ năm, 10 giờ buổi chiều, thì ở Saigòn chạy đi Mỷ-tho, Vỉnh-long cùng Sa-đéc, Cái-tàu, Tân-châu, Vỉnh-lợi, Ba-nam và Nam-vang. — Đến ngày chúa nhựt và ngày thứ ba thì trở về Saigòn.

Đàng đi sông lớn.

Ngày thứ năm, 5 giờ chiều, thì ở Nam-vang chạy qua Rako-kong, Kasutin, Peam-chenang, Krauchmar, Tche-long, Kratié cùng Sambok. — Đến ngày chúa nhựt hồi nữa đêm thì trở lại Nam-vang.

Đàng đi Battambang.

Ngày thứ ba thì ở Saigòn chạy đi Nam-vang, Combong-luong, Combong-trélac, Combong, chuang, Snock-trong, Pursat, Compongprout, Siem-reap, (ngã Angkoq), Piem-sema, Bac-preah và Battambang. — Cách 12 bữa, nhằm ngày thứ bảy thì trở về Saigòn.



CÔNG VIỆC XE ĐI TỪ TÂN-UYÊN QUA BIÊN-HÒA.


Đi :

Tại Tân-uyên : 7 giờ rưỡi buổi mai. — Tới Biên-hòa : 9 giờ sớm mai.

Trở về :

Tại Biên-hòa : 4 giờ chiều. — Trở về Tân-uyên : 5 giờ rưỡi chiều.



CÔNG VIỆC XE ĐI TỪ THỦ-DAU-MỘT QUA BIÊN-HÒA.


Đi :

Tại Thủ-dầu-một : 7 giờ sớm mai. — Tới Biên-hòa : 9 giờ sớm mai.

Trở về :

Tại Biên-hòa : 3 giờ rưỡi chiều. — Thủ-dầu-một : 5 giờ rưỡi chiều.

PHÒNG THƯƠNG CHÁNH.


GIÁ GẠO :

VỈNH-LONG. GÒ-CÔNG. BAY-XÀO. THỨ LỘN LẠO
Lúa, mỗi tạ 134 libs hay là 60 k. dọc be tàu không thuế, đựng bao bố » » 1 32 1 23
Gạo lức lò máy, mỗi tạ 134 libs hay là 60 k. 700 (cũng y như vậy). 2 p. 100 » » » »
5 p. 100 » » 1 92 1 78
10 p. 100 » » 1 87 1 73
15 p. 100 » » » 1 71
20 p. 100 » » » 1 69
Gạo lức bổn quấc (cũng y như vậy) 20 p. 100 » » » »
30 p. 100 » » » »
Gạo giả lò máy (cũng y như bậy) Số 1 » » 2 93 2 68
Số 2 đần sàng » » 2 40 2 07
Số 2 thường » » 2 25 2 22
Số 3 (Vỉnh-long hay là lộn lạo) 2 25 » » »

THỨ-VỤ.


NHƯ TÂY NHỰT TRÌNH

(Tiếp theo.)

525Trianon nhà vườn coi ngộ,
Vào đó xem xe cộ thấy xinh.
Cộ làm hình đủ tứ linh,
Xe bày vẻ lạ, kiệu in kiểu tàu.
Thấy bóng mát mau mau đi dạo,
530Ngồi xe êm rảo rảo xem chơi.
Nhiều nơi rộng, hiếm ngõ dài,
Đồ tư bề bộn, lầu hai bên liền.
Dạo chơi đã rồi lên xe lửa,
Về tới nơi coi chửa khuya chi.
535Nghĩ ngơi đến sáng còn đi,
Auxerre dựng tượng Paul Bert công thần.
Đức ông với các quan dời bước,
Tới nơi xem chực rước trọng hung.
Người coi chật, lính kéo đông,
540Tây nam cung kính, chung cùng xót xa.
Ông Spuller lên tòa giản trước,
Kể khi người ở nước Nam ta.
Ông Etienne lại lên tòa,
Nói ra những thuở người qua bên mình.
545Đức ông phải đứng xin lên giản,
Thay mặt vua nói hản hòi hung.
Bắc kỳ tự thỉ chí chung,
Người sang đến đó, dân tùng phục đông.
Đau đớn bấy ! trận dông sao dữ !
550Làm cho người sanh tử khó lường.
Ta liền dịch lại cho tường,
Vợ con rơi lụy thảm thương vô hồi.
Đức ông xuóng vào nơi rạp ấy,
Cả người thân đều lại tạ ân.
555Rằng nghe tới tiếng hoàng thân,
Biết vì vua, biết thương dân chừng nào
Nhiều lời giản kể sao cho xiết,
Nói thuở người chưa biết nước ta.
Mấy lời thuật lại sơ qua,
560Dơ hay cạn ý, gần xa chút tình.
Rồi rước thẳng vào dinh tổng trấn,
Có các châu các quận hầu thăm.
Viên quan sắc phục phẩm hàm,
Vào xem hoàng tử nước nam thể nào.
565Ông Tirard cho vào từ chỗ,
Nghe chúc rằng bền đổ Chánh chung. —
Người khuyên trên dưới dặn lòng,
Nước chung cùng giữ, việc công bình làm.
Sở Paul Bert đếm thăm bà ấy,
570Các quan và rước đãi trọng hung.
Hai con người đã có chồng,
Vợ chồng con rễ xưa đồng qua Nam.
Ra khỏi đó liền đam đi dạo,
Vòng quanh cùng rồi đáo lại dinh.
575Xem quan tổng trấn trọng kinh,
Hết lòng thết đãi, hậu tình rước đưa.
Ra xe lửa ác vừa khuất bóng,
Bị nắng sương, phất nóng lạnh liền.
Tới nơi sứ quan chưa yên,
580Các qua thăm viếng thuốc mau có tình.
Khi lành đã, được tin Bộ thủy,
Tới thăm nghe có chỉ phán truyền.
Thưởng công phong chức phân miên,
Tước Hàng-lâm-viện, với tiền năm trăm.
585Cũng có được Đại-nam Hoàng-đế,
Kim khánh ban đặng để nhớ công. (A)


(A) Kim-Kháng trung hạng ; một bên : Thành-thái sắc tứ ; một bên, Báo nghĩ thù huân.
(Sau sẽ tiếp theo.)

Trương-minh-Ký.
————————
E. Potteaux.

Số vị nào mình muốn mua thì nói ra trong một tờ giấy, biên số ấy bằng chữ quốc ngữ hay là chữ nho cũng được, rồi tính hết thảy giá thuốc muốn mua là bao nhiêu, đoạn gỡi giấy ấy với giấy bạc, gọi là billet de banque, hay là timbres-poste mà trả tiền thuốc cho tiệm bán thuốc ở tại Saigòn hiệu là Pharmacie Holbé, 15, rue Catinat, người ta sẽ gỡi thuốc theo tàu đò chẳng sai.


LỜI RAO


tiệm thuốc hiệu HOLBÉ ở Saigòn : Lời rao cho mấy người Annam ở trong mấy tỉnh trong được hay :

Từ nầy sấp về tới như ai có muốn mua thuốc của ta mà dưỡng bịnh, thì trong khi gỡi cho ta mà mua, phải trả tiền mặc và lại cũng phải trả luôn tiền sở phí gỡi mua thuốc ấy cho mình, là 2 cắt năm ; và lại từ nầy sấp lên người nào muốn gỡi tiền mà trả cho ta về sự mua thuốc ấy, thì được phép gỡi Timbres-poste đúng giá năm cắt, chớ quá lên không đặng, còn năm cắt sấp lên, thì được phép gỡi bằng Mandat-poste.


PHARMACIE HOLBÉ


1. — Thuốc hoàn sắt (Pilules de fer.)

Là thuốc hoàn chữa bịnh đờn bà con gái mất đường kinh nguyệt hay là có mà không chừng đổi nên ra bịnh hoạn hình phải mét meo. Ngày đầu sớm mai uống một hoàn chiều một hoàn ; ngày sau kế sớm mai hai hoàn chiều hai hoàn ; lần lần như vậy cho đến khi phải uống sớm mai bốn hoàn chiều bốn hoàn thì thôi.
Giá 50 hoàn là ba cắt, 100 hoàn là năm cắt mà thôi.

2. — Huile de cajeput.

Là thuốc dầu để thoa thân mình nơi có đau đớn. Giá một ve lớn là một đồng, ve nhỏ hai cắt.


BẢN IN NHÀ HÀNG.

ông Rey và ông Curiol
Đàng d'Adran số 4.

西(Tây)(Cống)(sinh)(ý)(ấn)(tự)(lâu)(Lệ)(Cát)(Lợi)(An)


IN RA CÁC ĐỒ CẦN DÙNG TRONG CÁC HẠT
Và các sở buôn bán, và các thứ nhựt trình, các thứ thơ.


THIỆP TÂY MỘT ĐỒNG BẠC MỘT TRĂM.
SÁCH BỘ, SỔ BỘ SANH TỬ VÀ HÔN THÚ.


Giấy đòi nợ.
Sổ buôn bán và các thứ sổ lớn nhỏ đều làm đủ hết vân, vân.
Chữ quấc-ngữ có, chữ tàu có.


VÀ ĐÓNG BÌA SÁCH RẤT TỐT, MẠ VÀNG.

THỨ BỘT KÊU LÀ FARINE LACTÉE NESTLÉ.


Để dùng cho con nít còn bú khi mẹ nó hay là vú nuôi nó mắc đau ốm hay là mắc cớ gì khác mà không có sữa mà cho nó bú. Bột ấy chẳng hề làm cho phải yã, mữa chi hết.

Dùng nó dễ lắm ; phải nấu nó chừng ít phút đồng hồ, mà phải khuấy nó hoài : hễ một muổng ăn soupe bột khuấy với mười muổng nước, thì nấu ra một thứ sữa để mà đổ vô bầu cho con nít bú. Như một muổng ăn soupe bột với năm muổng nước, thì làm ra thứ nước sữa sên sết cho con nít ăn.

Chớ cho ăn uống khi còn nóng quá, mà đừng để cho nguội quá, phải đổ trong cái gì cho thiệt sạch mà hâm nấu cho sốt.

Giá mỗi hộp là nữa đồng bạc.

Bán tại tiệm thuốc HOLBÉ, số 8, đang Catinat.


Extrait de Robinia composé.


Thuốc dùng mà thụt cho hết ra máu bạc.

Đổ chừng một muổng uống café thuốc ấy hòa với nữa litre nước lả mà thụt buổi sớm mai, buổi chiều.

Giá một đòng tư một ve nhỏ.

Bán tại tiệm thuốc HOLBÉ, số 8, đàng Catinat.


Sirop vermifuge de Macors.


Nầy là một thứ thuốc sáng lải hay hơn hết ; để uống, vì mùi nó thơm, chẳng làm cho người đau phải nhờm chút nào.

Hễ con nít chưa được một tuổi mà có sáng lải, thì sớm mai khi nó chơi cho nó uống một muổng uống café, tối lại khi nó ngủ thì cho nó uống một muổng nữa, cứ cho nó uống luôn đôi ba ngày như vậy ; con nít từ một tuổi cho tới ba tuổi thì cho nó uống bằng hai, cũng trong đôi ba bữa vậy ; còn về con nít lớn tuổi hơn cùng là người lớn, thì uống luôn tỏng ba bốn ngày, sớm mai đôi ba muổng lớn, chiều cũng đôi ba muổng.

Giá một ve nhỏ thường thì nữa đồng bạc. — Một ve nhỏ hơn thì ba cắt.

Bán tại tiệm thuốc HOLBÉ, số 8, đàng Catinat.


NHÀ HÀNG HIỆU AU-GAGNE-PETIT
ở tại đàng Catinat.

Thuốc hút hiệu Globe, bán 2 tiền một gói.
Sữa hộp hiệu Nestlé, 9 tiền một hộp.
Thuốc vấn hiệu Clairon, mỗi bó 25 điếu 2 tiền.
Nước thuốc răng hiệu là R.R.P.P., mỗi ve nhỏ nửa đồng bạc.
Rượu kêu là Alcool de Menthe, mỗi ve nhỏ bán 2 quan 2 tiền rưỡi.


SAIGON. — BẢN IN NHÀ HÀNG REY VÀ CURIOL