Bước tới nội dung

Mang gông

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Mang gông (hay Thơ tuyệt mệnh)
của Nguyễn Hữu Huân

Mang gông[1].
Hai bên thiên hạ thấy hay không?
Một gánh cương thường, há phải gông!
Oằn oại hai vai quân tử trúc,
Long lay[2]một cổ trượng phu tòng[3].
Sống về đất Bắc danh còn rạng,
Thác ở thành Nam tiếng bỏ không.
Thắng bại, dinh hư[4] trời khiến chịu,
"Phản thần","đéo hỏa"[5] đứa cười ông![6]

   




Chú thích

  1. Tương truyền ông làm bài thơ này trước thọ án. Nhưng có một số học giả trong đó có Trương Vĩnh Ký, lại cho rằng tác giả bài thơ là Nguyễn Văn Trắm, phó tướng của Lê Văn Khôi (theo Huỳnh Minh, Gia định xưa. Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin tái bản năm 2006, tr. 201).
  2. Sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920), chép là: Nghênh ngang.
  3. Hai câu này có nghĩa: Người quân tử ngay thẳng ví như cây trúc, bậc trượng phu khí tiết sánh với cây tòng.
  4. Dinh hư: đầy vơi.
  5. Hay ‘đéo ỏa”: tiếng chửi ở miền Nam, sách Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân đã dẫn bên dưới ghi: đéo mẹ.
  6. Nguồn: Bài thơ này chép theo Nguyễn Hữu Huân: nhà yêu nước kiên cường, nhà thơ bất khuất do nhóm tác giả: Phạm Thiều-Cao Tự Thanh-Lê Minh Đức biên soạn. Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1986, tr. 103.

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.